Đại học Hoa Sen – HSU

Nữ bác học Marie Curie: người phụ nữ cống hiến trọn vẹn cho khoa học

Sáng 10/10/2016, tại trường Đại học Hoa Sen đã diễn ra buổi Diễn thuyết về Danh nhân, nữ bác học Marie Curie, với chủ đề: “Đường tới thành công đỉnh cao”. Buổi diễn thuyết do Giáo sư Pierre Darriulat, nhà vật lý hàng đầu quốc tế, trình bày. Phần tọa đàm có thêm sự tham dự của khách mời là TS.Bùi Trân Phượng- Hiệu trưởng trường ĐH Hoa Sen, cũng là cựu học sinh trường THPT Marie Curie.

Buoi dien thuyet ve danh nhanh Marie Curie

 Giáo sư Pierre Darriulat đang trình bày bài diễn thuyết – Ảnh: Sinh viên ngành Quản trị công nghệ truyền thông thực hiện

Buổi diễn thuyết được diễn ra ngay tại hội trường mang tên nữ bác học Marie Curie, là một trong chuỗi diễn thuyết về danh nhân của trường Đại học Hoa Sen nhân kỷ niệm 25 thành lập trường.

Sự kiện đã thu hút được hơn 120 giảng viên, nhân viên, nhà nghiên cứu cùng các sinh viên Hoa Sen và sinh viên các trường đại học khác tham dự.

Buoi dien thuyet Marie Curie

Buổi diễn thuyết diễn ra tại chính khán phòng mang tên nữ bác học Marie Curie. –  Ảnh: Sinh viên ngành Quản trị công nghệ truyền thông thực hiện

Đến với buổi diễn thuyết, các bạn trẻ rất hào hứng được biết thêm về cuộc đời và sự nghiệp khoa học lẫy lừng của nhà nữ bác học Marie Curie. Các thành tựu của bà không chỉ đóng góp cho sự phát triển khoa học của thế giới lúc bấy giờ mà còn tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của nhân loại ngày nay.

Từ một cô gái có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phải đi làm gia sư để kiếm tiền ăn học và gửi cho chị gái học ở Paris đồng thời cũng chịu nhiều mất mát về tinh thần (người chị tâm sự và cả người mẹ yêu quý mất khi cô chỉ mới 10 tuổi). Một cô thiếu nữ 19 tuổi, thông minh, xinh đẹp, khéo léo và cũng rất lãng mạn, bay bổng, nhiệt thành trong tình yêu, và cũng như bao thiếu nữ khác, Marie cũng yêu hết mình và cũng thất vọng não nề khi tình yêu không đi tới kết quả ngọt ngào bởi định kiến “môn đăng hộ đối” của gia đình người yêu, mà anh con trai chủ nhà đã không vượt qua được. Tuy nhiên, sau khi ngã quỵ bởi cú sốc nặng về tình cảm, cô đã đứng dậy mạnh mẽ và kiên cường hơn. Marie dồn hết tâm trí và sức lực của mình cho việc học và nghiên cứu. Nhờ đó, cô đã được bù đắp bằng một mối tình sâu sắc, gắn kết và không kém phần lãng mạn với một nhà khoa học trẻ tuổi danh tiếng, GS Pierre Curie. Với sự thăng hoa trong tình yêu với một người bạn cũng là bạn tri kỷ cùng đam mê nghiên cứu khoa học, Marie Curie bắt đầu tỏa sáng với các thành tựu ấn tượng. Khởi đầu, bà Curie tìm ra hai chất phóng xạ khác nhau, chất đầu tiên vào mùa hè năm 1891 và được bà đặt tên là “Polonium” để tưởng nhớ nước Ba Lan thân yêu của bà, chất thứ hai được gọi bằng tên “Radium”, khám phá ra vài tháng sau đó. Việc khám phá ra hai chất này đã mang lại cho bà 2 giải Nobel trong 2 lĩnh vực khác nhau là Vật lí và Hóa học.

Nhiều câu hỏi thú vị đã được các bạn trẻ đặt ra với Diễn giả GS Pierre Darriulat và TS. Bùi Trân Phượng; đã làm sáng rõ ra nhiều bài học hữu ích từ cuộc đời của nhà nữ bác học mà các bạn có thể áp dụng vào việc học tập và cuộc sống của mình để đạt được thành công.

SInh vien Hoa Sen - buoi dien thuyet Marie Curie

Ảnh: Sinh viên ngành Quản trị công nghệ truyền thông thực hiện

Trả lời các bạn trẻ về vấn đề hy sinh cho khoa học, nguồn cảm hứng để nghiên cứu và việc ảnh hưởng đến sức khỏe khi nghiên cứu của bà Marie Curie, Giáo sư Pierre Darriulat, cho rằng: Bà đã đóng góp cho khoa học bằng cá tính sống mạnh mẽ, quyền được làm khoa học, sự quyết tâm chiến đấu đến cùng và sự dũng cảm nói không với thực tại (vì lúc bấy giờ không cho nữ học đại học). Về nguồn cảm hứng để nghiên cứu, có thể động lực nghiên cứu khoa học của bà không đến ngay từ lúc ban đầu mà nó thôi thúc khi có những dấu hiệu để bà tin rằng bà sẽ tìm ra được điều gì mới và bà kiên trì đeo đuổi điều đó. Đôi khi đam mê nghiên cứu cũng khiến nhà nghiên cứu phải chịu ảnh hưởng không tránh khỏi về sức khỏe…

Tiếp nối thành công của buổi chia sẻ về danh nhân, buổi diễn thuyết thứ 2 về Đạm Phương, nữ sử – nữ kí giả Việt Nam tiên phong đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ và Phan Thị Bạch Vân, nhà văn, nhà báo, đấu tranh cho nữ quyền và đóng góp cho văn học Nam bộ một phong cách riêng với tư tưởng rất tiến bộ. Thời gian diễn ra buổi diễn thuyết này dự kiến vào khoảng tuần cuối tháng 11/2016 tại trường Đại học Hoa Sen, số 08 Nguyễn Văn Tráng, Q.1.

>> Xem thêm một số hình ảnh về sự kiện

Từ 1898 tới 1902, hai nhà bác học đã tìm ra được 1 gam Radium nguyên chất. Đây là gam Radium đầu tiên của thế giới và trị giá của nó lên tới 750 ngàn quan tiền vàng. Radium quả là một chất kim đắt giá nhất. Từ nay chất Radium đã chính thức được ông bà Curie “khai sinh”, phân tử khối của nó là 225. Năm 1902, kết quả của công trình khám phá ra chất Radium được công bố.

Năm 1903, Thụy Điển đã biểu quyết chia Giải Thưởng Nobel về Vật Lý, một nửa dành cho ông Henri Becquerel, một nửa tặng ông bà Curie vì công trình khám phá ra chất phóng xạ.

Ngày 19/4/1904, tai nạn giao thông đã cướp đi người chồng Pierre Curie thương yêu của bà tại Pháp. Để tưởng nhớ ông, bà cho xuất bản cuốn sách nhan đề là “Các Công Trình của Pierre Curie”.

Năm 1910, tác phẩm “Khảo cứu về tính phóng xạ” (Traité de Radioactivité) dày 960 trang của bà Marie Curie đã là công trình chứa đựng những kiến thức khoa học mới mẻ nhất của thời kỳ đó về ngành học phóng xạ.

Tháng 12 năm 1911, Marie Curie được tặng thêm một giải thưởng Nobel về Hóa Học vì công trình tìm ra chất Radium.

Marie Curie là người duy nhất đã lãnh hai lần giải Nobel, ở 2 lĩnh vực khác nhau. Bà là người mẹ đầu tiên có con gái nhận giải Nobel. Gia đình Marie Curie là duy nhất trên thế giới đến hiện nay, có 4 người nhận 5 giải Nobel danh giá.

>> Tham khảo thêm về Nhà bác học Marie Curie

Linh Đan – Bảo Trân

Facebook Youtube Tiktok Zalo