Đại học Hoa Sen – HSU

TSKH Phan Hồng Giang: Con chữ mảnh mai

TSKH Phan Hồng Giang sinh năm 1941 ở Huế, là con trai thứ của nhà phê bình văn học Hoài Thanh. Ngay từ nhỏ, anh đã được du học (từ lớp 4 tới lớp 8, cậu bé Nguyễn Đức Hân đã được vào học ở Trường Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm và Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc). Mãi tới năm lớp 9, anh mới về Hà Nội học… Năm 1960, anh được chọn đi học tại Khoa Ngữ văn ở Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.Lomonosov (MGU). Có lẽ cái duyên gắn anh với văn học Nga Xôviết cũng từ thuở đó…

Và thực ra, tôi biết anh trước tiên là với tư cách một dịch giả. Ngày tôi còn nhỏ, những tác phẩm mà Phan Hồng Giang dịch từ nguyên bản hoặc bản dịch bằng tiếng Nga như Ngày phán xử cuối cùng (Blaga Dimitrova), Dagestan của tôi (Rasul Gamzatov), Cánh buồm đỏ thắm (A. Grin)… đã thực sự là những người bạn đồng hành thân thiết trong hành trình tinh thần đến với cái đẹp, cái thiện, cái lãng mạn… Lớn lên, sang Liên Xô du học, tôi càng thấm thía hơn cái tinh thần Nga la tư rất đậm đặc mà mình đã được tiếp nhận từ sách dịch của Phan Hồng Giang.
 
Sau này, bước vào nghề viết, tôi đã có nhiều dịp được tiếp xúc gần với TSKH Phan Hồng Giang và người vợ hiện nay của anh, nữ thi sĩ Nguyễn Thị Hồng Ngát, người phụ nữ đầy cảm xúc của đồng đất Hưng Yên. Và càng hiểu cặp vợ chồng văn nghệ sĩ này, tôi càng thấy yêu quý và kính trọng họ. Trong cảm nhận của tôi, đó là những trí thức đích thực, biết vượt qua những bụi bặm của đời thường quá nhiêu khê của chúng ta hiện nay để giữ gìn những di sản tươi mát từ thời thanh xuân.
 
Và nói thực, tôi rất mong sau này, đến tuổi như họ bây giờ, tôi vẫn còn giữ được ở mình sự trong trẻo và điềm đạm khi nhìn cuộc sống như họ.
 
Xem tiếp tại đây
 
Theo  Hồng Thanh Quang
(Nguồn: Công An Nhân Dân,  21/1/2013)

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo