Đại học Hoa Sen – HSU

Toạ đàm về “vấn đề đà điểu”

 Không thể đối mặt với hiện thực, bỏ qua những gì đang diễn ra xung quanh, chối bỏ trách nhiệm với cộng đồng để bảo vệ an toàn cá nhân, chủ động né tránh thông tin… cách ứng xử “rúc đầu vào cát” như thế chính là “vấn đề đà điểu” đang trở thành một phần của văn hoá đại chúng, một thách thức lớn liên quan đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của con người hiện đại. Đó là nội dung cuộc toạ đàm cuối năm của chuyên mục Giá trị sống.

Một đám đông đầy bối rối

Nhà vật lý, TS Nguyễn Văn Trọng, người dày công nghiên cứu và dịch thuật những tác phẩm triết học kinh điển như Bàn về tự do của John Stuart Mill thốt lên khi mở đầu toạ đàm: “Có lẽ chưa bao giờ con người bối rối như hiện nay. Bối rối đã trở thành văn hoá của đám đông. Tôi đã tận mắt chứng kiến dân chúng bối rối không biết hỏi ai, phải tìm đến các nhà sư để hỏi những câu rất cụ thể về chuyện gia đình, chuyện giữ gìn hạnh phúc, chuyện làm thế nào có được sự bình an… Dường như con người đang nghi ngờ hết các giá trị. Lầm lẫn về cách mạng, về dân chủ khiến cho thế hệ tôi bối rối nhiều nhất. Thế hệ con cái cũng không thể hiểu được bố mẹ mình, không hiểu những băn khoăn của mình, nên tìm đến internet, nơi ở đó thông tin đúng đắn và nhảm nhí như nhau”.

 

Nhạc sĩ Tuấn Anh, một người trẻ với những tác phẩm đầy trăn trở về cái đẹp, về những giá trị cộng đồng như ca khúc Chim câu ngực gầy chia sẻ rất thật suy nghĩ của thế hệ mình: “Bây giờ sáng tác chỉ để cho vui, chẳng biết có tác dụng gì vào đời sống tâm hồn của con người hay không. Thế hệ 8X chúng tôi rất ham học, muốn tạo lập một giá trị nào đó có ý nghĩa cho cuộc sống, nhưng bị giáo dục sai từ nhỏ, thật uổng phí cho thời gian bỏ vào chuyện học quá nhiều mà chẳng áp dụng được gì, kinh nghiệm sống không có gì. Thế hệ 9X còn thiếu trầm trọng hơn. Nhìn ra thế giới, người ta đang tiến lên như vậy mà đất nước mình cứ nghèo hoài, làm sao không buồn được? Nhưng muốn làm gì cho đất nước, không chỉ cần đủ lực đủ tâm, mà còn cần một môi trường lành mạnh để cái tốt được ươm mầm, được nảy nở. Môi trường hiện nay đang làm thui chột những điều tốt đẹp, khiến giới nghệ sĩ chán nản. Nhưng than hoài cũng không được gì, thôi thì tự nhủ với lòng hãy viết cái gì cho đẹp, cho bình an. Đừng đổ dầu vô lửa làm gì. Tôi thấy con người hiện nay đang hướng ra ngoài nhiều quá, nên dễ bị cuốn theo cảm xúc của đám đông. Phải quan tâm bản thân mới biết quan tâm đến người khác, mới biết mình thiếu gì để bù đắp cho kinh nghiệm sống…”

 >> Xem tiếp

(Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị, 1/1/2014)

Facebook Youtube Tiktok Zalo