Đại học Hoa Sen – HSU

Tâm sự của hai nhà khoa học trẻ vinh dự được gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

GD&TĐ – Tại sự kiện “Lãnh đạo Chính phủ gặp mặt các nhà khoa học trẻ” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức vừa qua, trong số 70 nhà khoa học trẻ hàng đầu Việt Nam đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp… khác nhau trên 64 tỉnh thành, có tới 2 đại diện đến từ Trường Đại học Hoa Sen. 

Đó chính là TS Nguyễn Phan Bạch Sử – Giảng viên Khoa Kinh tế Thương mại và TS Lê Quang Khải- trưởng khoa Khoa học và Công nghệ.

Chia sẻ cảm nghĩ về buổi gặp gỡ này, TS Nguyễn Phan Bạch Sử – hiện là giảng viên Khoa Kinh tế Thương mại – Trường Đại học Hoa Sen cho biết: “Cuộc gặp gỡ giữa các nhà khoa học trẻ và chính phủ năm nay là một sự kiện rất hay. Rất hiếm có dịp mà các nhà khoa học cùng lứa tuổi và yêu thích khoa học có cơ hội được gặp gỡ như thế này.

Không khí buổi gặp mặt cũng khá cởi mở và các bạn làm khoa học cũng có những chia sẻ và đóng góp rất hay, giúp khơi dậy niềm đam mê nghiên cứu khoa học của mọi người. Chính phủ đã lắng nghe và ủng hộ/khuyến khích các nhà khoa học trẻ tiếp tục phát triển. Bộ trưởng KHCN cũng có buổi ăn trưa gần gũi và chia sẻ cùng các nhà khoa học trẻ về tình hình nghiên cứu khoa học trong nước.”

Các nhà khoa học trẻ được vinh dự chụp ảnh lưu niệm cùng Thủ tướng

TS Nguyễn Phan Bạch Sử lựa chọn chuyên ngành Vận trù học và Phận tích dữ liệu (Operations Research and Data Analytics) cho chương trình tiến sĩ tại tại Đại học Victoria University of Wellington (VUW), New Zealand. Năm 2013, TS Sử hoàn thành luận văn tiến sĩ với đề tài “Automatic design of dispatching rules for job shop scheduling problems with genetic programming” và ở lại VUW để làm nghiên cứu viên (research fellow). Chỉ từ năm 2013 Tới nay, TS. Sử đã có hơn chục bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học và hội thảo uy tín của thế giới.

Còn TS Lê Quảng Khải lại chọn ngành Quang học tại ĐH Ghent, Bỉ cho chương trình tiến sĩ của mình, rồi nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) tại Hoa kỳ, Canada. Thời điểm này, tiến sĩ Khải đang là Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ, Trường ĐH Hoa Sen, đồng thời là Giáo sư thỉnh giảng (visiting assistant professor) ĐH Minnesota, Duluth, Minnesota, Hoa Kỳ. TS Khải và cộng sự đã công bố 36ài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín của thế giới (thuộc danh mục ISI).

Hướng nghiên cứu của TS Lê Quang Khải là nghiên cứu sự tương tác giữa ánh sáng và vật chất, từ đó khám phá những hiện tượng kèm theo có thể ứng dụng để tăng hiệu suất của các linh kiện như đèn LEDs, PIN năng lượng mặt trời hay cảm biến quang sinh học. Anh cho rằng đây là một hướng rất mới mẻ và thu hút, rất có thể là tương lại của công nghệ dựa vào ánh sáng, ứng dụng được ngay trong cuộc sống. 

TS Nguyễn Phan Bạch Sử trả lời phỏng vấn kên truyền hình Nhân Dân 

Chính niềm tin này đã kích thích sự đam mê của anh cho dù bản thân đang làm việc ở một môi trường với điều kiện nghiên cứu rất khó khăn như tại Việt Nam.

Chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp qua facebook lí do trở về Việt Nam làm việc, TS Khải cho biết: không đâu như ở VN, mình tìm thấy được sự cân bằng giữa cuộc sống gia đình và sự nghiệp khoa học, vả lại được làm công việc mình yêu thích…

Về khía cạnh làm giáo dục thì ở VN mình được tạo điều kiện theo đuổi những gì mình từng ao ước. Về khoa học thì đồng ý hơi khó khăn vì có quá nhiều chi phối và điều kiện làm việc còn thiếu thốn chưa thể phát huy hết được khả năng nhưng mình có thể tính toán hướng giải quyết sơ bộ thế này:

+ Tạm thời chỉ có thể làm thiết kế mô phỏng trong nước với điều kiện chỉ cần 1 cái máy tính với cấu hình tương đối (RAM đủ lớn) là ổn. Sau đó tận dụng tối đa các quan hệ hợp tác ở nước ngoài để nhờ họ sản xuất. Một mặt có thể công bố nhiều công trình, một mặt có thể tiếp tục được Bộ KHCN cấp quỹ nghiên cứu đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu của cơ quan đang công tác….

+ Mỗi năm sử dụng 2,3 tháng hè để ra nước ngoài làm việc nâng cao kiến thức, tìm kiếm đối tác gửi gắm sinh viên và hỗ trợ nghiên cứu đào tạo…

Ngoài việc cố gắng tự mình nâng cao kiến thức và tìm nguồn lực để duy trì đam mê nghiên cứu khoa học của bản thân, TS Khải đang cố gắng tạo điều kiện nghiên cứu cao hơn cho các sinh viên nghiên cứu khoa học nói chung và sinh viên khoa Khoa học Công nghệ ĐH Hoa Sen nói riêng bằng các suất học bổng từ trường đối tác nước ngoài, bên cạnh các suất học bổng khuyến học của trường Đại học Hoa Sen dành riêng cho sinh viên khoa KHCN hiện nay.

Tin rằng với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, ước mong đóng góp thật nhiều cho quê hương và các thế hệ trẻ, 2 nhà khoa học trẻ tiêu biểu của Việt Nam sẽ thành công với môi trường quốc tế tại Trường Đại học Hoa Sen và dẫn dắt nhiều lớp sinh viên tiến bước trên con đường nghiên cứu khoa học.

70 nhà khoa học trẻ hàng đầu Việt Nam được lựa chọn từ những nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, có công bố quốc tế (với ít nhất 10 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học uy tín thế giới, một số tạp chí thuộc hệ thống ISI hoặc Scopus) hoặc có những cải tiến kỹ thuật đóng góp lớn cho doanh nghiệp và kinh tế – xã hội. Các nhà khoa học này đến từ mọi miền Tổ quốc và từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp… khác nhau. Cuộc gặp gỡ lần này nhằm trao đổi và đưa đề xuất liên quan đến quá trình hoạt động nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ cho Việt Nam.

>> Xem thêm chi tiết bài viết

Theo Linh Đan
(Nguồn: Giáo dục thời đại, ngày 13/09/2015)

Facebook Youtube Tiktok Zalo