Đại học Hoa Sen – HSU

Sự phát triển năng lượng và điện năng của Việt Nam

Từ 2005, mức tiêu thụ năng lượng của Việt Nam tăng trung bình gần 8% mỗi năm, nằmtrong số những mức cao nhất thế giới. Liệu sự tăng trưởng này có tiếp tục? Nguồn cung, cho đến nay là đủ, liệu có thể theo kịp ? Nếu có thể thì phải dựa vào những nguồn năng lượng nào, nhất là trong lĩnh vực sản xuất điện ?

1. Địa lý và Kinh tế Việt Nam

Việt Nam, có hình dáng chữ S, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Biên giới trên bộ với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở phía Tây dài 3 730 km. Mặt Đông và Nam là bờ biển có chiều dài 3 260 km, hướng ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với diện tích tổng cộng là 331 212 km2 và khoảng cách Bắc-Nam là 1 605 km theo đường chim bay, Việt Nam có ¾ lãnh thổ là đồi núi (vùng có độ cao trên 500 m chiếm 1/3 diện tích). Dãy núi từ Bắc đến Nam dài 1 400 km và có điểm cao nhất là 3 143 m ở đỉnh Phan Si Pang, gần biên giới Trung Quốc. Hai đồng bằng lớn, màu mỡ và phì nhiêu, thuộc châu thổ sông Hồng (1,6 triệu hecta) ở phía Bắc và châu thổ sông Mê Kong (4 triệu hecta) ở phía Nam. Việt Nam có 93 triệu người, là nước có dân số rất trẻ, năng động và phần lớn ở nông thôn (Hình 1). Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh sau thời kì đổi mới vào năm 1986. PIB theo đầu người tăng từ 220 đô la vào năm 1994 lên đến 1 755 đô la năm 2013. Nhờ vào đầu tư nước ngoài và đặc biệt là xuất khẩu, tỉ lệ tăng trưởng PIB trong những năm vừa qua là 5-6%. Năm 2013, tiêu dùng trong nước được giữ ổn định mặc dù lạm phát vẫn còn cao (8,8%) và tỉ lệ thất
nghiệp bắt đầu tăng (4,5%). Để những kế hoạch đã bắt đầu vào năm 2011 (thể chế, cơ sở hạ tầng, giáo dục) có thể thành công, chính phủ phải có nhiều cố gắng nhằm hiện đại hóa hệ
thống ngân hàng, phát triển khối tư nhân và cải tổ các doanh nghiệp nhà nước. Ba lĩnh vực kinh tế tạo nên đầu tàu tăng trưởng là: nông nghiệp (đang giảm tốc, với gạo, ngô, cà phê, hạt tiêu, đậu, cao su, bông và các mặt hàng khác, và nuôi trồng thủy sản) chiếm 20% PIB; công nghiệp (thực phẩm, vải, giấy, bàn ghế, nhiên liệu hóa thạch, xi măng, gang thép, xây dựng) chiếm 38,5% PIB; dịch vụ (viễn thông và du lịch) chiếm 42% PIB.

2. Lĩnh vực năng lượng

Tiêu thụ năng lượng vẫn còn rất thấp, 0,54 tep/người dân vào năm 2010, phân bổ như sau: dân cư (0,21), công nghiệp (0,17), giao thông (0,12), dịch vụ kể cả thương mại (0,03) và nông nghiệp (0,01). Từ năm 2015, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng sẽ là nơi tiêu thụ năng lượng nhiều nhất. Tổng nhu cầu về năng lượng sơ cấp (tính tất cả các nguồn năng lượng) sẽ2 tăng từ 67 Mtep vào năm 2015 lên đến 100 Mtep vào năm 2020, và 165 Mtep năm 2030. Theo dự báo trung hạn, các nguồn tài nguyên truyền thống của quốc gia sẽ không còn có thể thỏa mãn nhu cầu này…
 
Theo GS. Nguyễn Khắc Nhẫn
 
 

* Lưu ý : Bảng gốc bằng tiếng Pháp của bài này được đăng trên www.encyclopedie-energie.org từ ngày 21/11/2014 ( đề tài Electricite, notice 069 )

Facebook Youtube Tiktok Zalo