Đại học Hoa Sen – HSU

Sài Gòn “mất đà”, “hụt hơi”?

Những bức xúc của thế hệ ban đầu thúc đẩy đổi mới, thì tới thế hệ sau không còn mãnh liệt như trước nữa. Người ta cảm thấy có thể đi chậm lại, có thể bớt tính đột phá, mà tình hình vẫn ổn.

Tuanvietnam xin tiếp tục cuộc trao đổi về TP HCM, sau mấy chục năm đổi mới, về thu hút đầu tư nước ngoài, lần này là ông Lương Văn Lý của DNL Partners, người đã từng là Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ (1994-2001), Phó Giám đốc Sở Kế Hoạch – Đầu tư (2001-2007).

Ông Lương Văn Lý của DNL Partners

Xin hỏi ông lý do vì sao những năm đầu đổi mới đầu tư nước ngoài dồn vào TP HCM, nhưng càng về sau thành phố này không giữ được vị trí trung tâm trong thu hút đầu tư nữa?
 
Có 3 nguyên nhân. Tôi dựa vào các trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài rồi rút ra.
 
Thứ nhất là tâm lý, các nhà đầu tư vào mình đa số từ các nước tư bản, nhắc đến Việt Nam thì nghĩ đến miền Nam, và TP HCM là nơi phồn hoa nhất và năng động nhất.
 
Thứ hai là TP HCM là nơi có điều kiện làm ăn thuận lợi nhất, nhất là đầu những năm ’90, đầu tư nước ngoài rộ lên. Đây là nơi có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt nhất và nguồn nhân lực dồi dào từ nhiều nơi. Nơi đây có tư duy phù hợp với kinh tế thị trường và đào tạo tốt hơn.
 
Thứ ba là dù sao đổi mới bắt đầu từ TP HCM, và trong quá trình đổi mới nơi này mang tính tiên phong.
 
Xem tiếp tại đây
Theo Huỳnh Phan
(Nguồn: Tuanvietnam, 26/3/2013)
Facebook Youtube Tiktok Zalo