Đại học Hoa Sen – HSU

Ông Lê Hiếu Đằng: “Đất nước là của chung”

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Infonet về chủ đề hòa hợp dân tộc, ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM cho rằng, mọi người phải xác định rằng đất nước là của chung, nước Việt Nam là một, đã là người Việt Nam thì phải làm sao để Việt Nam lớn mạnh hơn, từ đó chung tay, góp sức làm cho đất nước phát triển.

Thưa ông, từng là người trực tiếp chiến đấu trong kháng chiến chống Mỹ, ông có suy nghĩ gì về vấn đề hòa hợp dân tộc?

Trong lịch sử, đất nước chúng ta đã rất nhiều lần bị các cuộc chiến tranh tàn phá, hậu quả để lại không chỉ là những mất mát nghiêm trọng về kinh tế, môi trường… Điều đau đớn lớn nhất mà chúng ta phải gánh chịu chính là việc khối đại đoàn kết dân tộc bị tàn phá, chia rẽ, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh “bên này” – “bên kia” từ đó đã tạo nên mối hiềm khích sâu sắc khiến cả hai bên chịu thiệt.
 
ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM
 
Sau 30/4/1975, nhiều người Việt Nam đã rời bỏ quê hương, từ đó góp phần hình thành nên một lực lượng Việt kiều đông đảo hiện đang sinh sống tại rất nhiều quốc gia. Nếu chúng ta làm tốt việc hòa hợp, xóa bỏ đi những mặc cảm do lịch sử để lại, có những chính sách để động viên những người này hồi hương, thì đây sẽ là lực lượng có những đóng góp lớn trong việc xây dựng, phát triển đất nước.
 
Để xóa bỏ những mâu thuẫn, hàn gắn lại sự khác biệt, ngay sau khi chiến tranh kết thúc Nhà nước ta đã chủ trương chính sách hòa giải nhằm củng cố khối đại đoàn kết. Đây là việc làm rất đúng đắn bởi nếu không có sự đoàn kết chúng ta sẽ không thể tập hợp được sức mạnh của cả dân tộc.
 
Hòa hợp dân tộc là một xu thế tất yếu, tuy vậy chúng ta không thể ngồi chờ và mong thời gian làm hộ công việc của mình. Theo ông chúng ta nên làm gì để tiến trình này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa?
 
Tuy chúng ta đã đặt ra vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc từ lâu, những chính sách dành cho vấn đề này cũng đã được đưa ra, nhưng trên thực tế còn rất nhiều vấn đề phát sinh. Một trong những vấn đề lớn nhất chính là thói quen đánh giá “địch” – “ta”. Đây là cách nhìn nhận còn tồn tại từ thời chiến tranh lạnh, trong khi hiện nay chúng ta đã tiến hành hội nhập sâu rộng với thế giới. Thêm vào đó tư tưởng giáo điều vẫn đang tồn tại trong suy nghĩ một số người thể hiện ở việc thực hiện chủ trương, chính sách, rõ ràng điều này không có lợi cho quá trình hòa hợp dân tộc.
 
Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề cụ thể ảnh hưởng đến việc này, một trong số đó chính là việc xét lý lịch khi tuyển việc, bổ nhiệm cán bộ. Chính điều này đang khiến việc sử dụng trí thức không thỏa đáng, bởi mọi việc đã trôi qua hàng chục năm, những gì thuộc về lịch sử hãy cho qua. Với người trí thức, quan trọng nhất là sự tin cậy, cùng một môi trường làm việc công bằng, chỉ khi đáp ứng được điều đó họ mới toàn tâm toàn ý cống hiến cho đất nước…
 
Xem tiếp TẠI ĐÂY
(Nguồn: Infonet, 29/4/2013)
 
 
Facebook Youtube Tiktok Zalo