Đại học Hoa Sen – HSU

Nếu ngày mai bạn không nhìn thấy mặt trời…

Nếu ngày mai bạn không nhìn thấy mặt trời, mọi mơ ước sẽ chìm trong bóng tối, mọi cánh cửa cuộc đời đều khép lại, bạn sẽ làm gì?

Chắc hẳn bạn sẽ đau buồn, khóc lóc, dằn vặt. Vui sao được khi “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” mà bạn lại không còn đôi mắt sáng. Chắc bạn sẽ trách trời cao, đất dày sao quá bất công. Bạn có quyền làm thế: cứ khóc cho thỏa thích, cứ đau buồn cho đến lúc không thể buồn hơn được nữa. Nhưng xin đừng mất đi niềm vui sống và niềm hy vọng. Biết đâu câu chuyện của tôi có thể làm cho bạn không bao giờ mất niềm tin vào những điều kỳ diệu trên đời cho dù bạn ở trong bất kỳ một hoàn cảnh khó khăn nào.

Tôi sinh ra với căn bệnh “thoái hóa sắc tố võng mạc”, căn bệnh rất hiếm, chỉ có 20 triệu người trên thế giới mắc phải và các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu hiện còn bó tay. Căn bệnh này làm cho thị trường càng ngày càng hẹp. Theo thời gian, con mắt chỉ có độ mở 10 độ, rồi 5 độ, và khi nào nó về zero, thì bạn sẽ không nhìn thấy gì nữa. Thị lực cũng suy giảm rõ rệt và điều quan trọng nhất là nhìn thấy bệnh tiến triển mà đành bất lực để nó từ từ cướp đi khả năng nhận ánh sáng của đôi mắt. Không có thuốc đặc trị! Không có phẫu thuật nào có thể khắc phục được. Hãy ngồi chờ và đón nhận một cuộc sống trong bóng đêm hay sao? KHÔNG, tôi không chịu đầu hàng số phận.

du học, Mỹ, khiếm thị, nghị lực

Hành trang của tôi: Chiếc gậy ba màu

Khi còn nhỏ, tôi thường bị mẹ mắng là đoảng. Hễ mâm cơm để giữa nhà, thì 99% tôi đá đổ, cả nhà sẽ nhịn ăn và nhất là khi có khách, bố mẹ chỉ có mà độn thổ vì có đứa con vô ý như tôi. Tôi càng cố gắng thì càng bị mắng mà không hiểu sao mình vô ý thế. Cứ đi từ chỗ tối ra chỗ sáng là tôi chói mắt và không ít lần ngã bổ chửng khi bước từ rạp chiếu phim ra, khiến tôi vô cùng xấu hổ. Càng lớn, căn bệnh càng phát triển, cho đến một ngày tôi cứ đâm vào những cành cây chắn ngang lối đi. Tôi đang dần dần bị mù mà không hề biết. Bác sỹ khuyên tôi hạn chế đọc sách và dùng máy tính. Trời ơi, tôi làm sao mà ngừng đọc được. Cuộc sống của tôi chỉ có ý nghĩa khi làm việc, mà công việc đòi hỏi tìm tòi, đọc sách, nghiên cứu và viết. Ngừng đọc nghĩa là chết. Bỏ ngoài tai lời khuyên bác sỹ, tôi vẫn lao vào học thi và giành được Học bổng Fulbright…

>> Xem tiếp

Medford, tháng 7/2013

Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phương, Nghiên cứu sinh ngành Quản trị Giáo dục Đại học, Đại học Massachusetts, Boston. Chị cũng là giảng viên bộ môn Tiếng Việt, Khoa Ngôn ngữ Hiện đại, Đại học Massachusetts, Boston.

Bài đoạt giải Nhất cuộc thi “Hành trình nước Mỹ do của Hội Thanh niên – Sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức

(Nguồn: Vietnamnet, 22/9/2013)

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo