Đại học Hoa Sen – HSU

Lợi ích xã hội của khoa học nhân văn

Dạy các khoa học nhân văn có phải là một thứ chơi sang mà các xã hội chúng ta không còn có thể tự ban cho mình được nữa? Nữ triết học Mỹ Martha Nussbaum trả lời rằng ngược lại, trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu hóa về kinh tế, các khoa học nhân văn có một lợi ích xã hội và chính trị.

Martha Nussbaum

Trong cuốn sách Not for profit, Martha Nussbaum, nhà nữ triết học Mỹ trình bày, bàn biện hộ cho một quan niệm nhất định về giáo dục và các khoa học nhân văn dựa trên các tác phẩm về giáo dục đại học của bà như Upheavals of Thought (Oxford, Cambridge University Press, 1986) hay Cultivating Humanity (Cambridge, Harvard University Press, 1997). Nhưng lần này, trong Not for profit, bà sử dụng một giọng nói khác: kiên quyết, rõ ràng, sẵn sàng cho tranh luận công khai.

Với tư cách này, cuốn sách nằm trong một bối cảnh của Hoa Kỳ vốn tràn ngập những tiểu luận và bài viết tranh luận về số phận của các khoa học nhân văn trong thời khủng hoảng kinh tế, trong khi hệ thống giáo dục, từ sơ đẳng cho đến cao học, đang chịu áp lực của đòi hỏi phải đem lại lợi ích. Trong rất nhiều ví dụ, có thể kể chẳng hạn Crisis on Campus của Mark C. Taylor (New York, A. Knopf, 2010), Why Choose the Liberal Arts? của Mark William Roche (Notre Dame, University of Notre Dame Press, 2010), hay Reforming Our Universities của David Horowitz (Washington, Regnery Publishing Inc., 2010).

Cuộc tranh luận có thể chia làm hai phe khá khác biệt: một bên là những người bào chữa cho một sự thay đổi của giáo dục nhằm đáp ứng những yêu cầu khắc nghiệt của kinh tế và những đòi hỏi ngày càng tăng của cạnh tranh toàn cầu. Theo quan điểm của những người này, việc dạy các khoa học nhân văn nhiều lắm cũng chỉ là một thứ chơi sang, đẹp thì có đẹp đấy nhưng mà vô dụng, trong trường hợp tệ hơn thì là một thứ tự sướng tội lỗi. Phía bên kia, là những trạng sư của các khoa học nhân văn rất nhiều khi bị đẩy vào thế thủ, dù muốn dù không phải trở thành những kẻ bảo vệ một di sản truyền thống…

Xem tiếp tại đây

(Nguồn: Tạp chí Tia Sáng, 9/8/2013)

Facebook Youtube Tiktok Zalo