Đại học Hoa Sen – HSU

Các nhà khoa học đang bị lãng quên?

“Việc đổi tên Viện KH&CN Việt Nam và Viện KH&XH Việt Nam thành Viện Hàn lâm không có gì đặc biệt cả. Sẽ không có sự đột phá chỉ bởi thay đổi cái tên”, GS.TSKH Ngô Việt Trung chia sẻ với phóng viên.

Là một nhà khoa học đang làm việc trong Viện KH&CN Việt Nam (từ ngày 22/2 là Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), cảm giác của ông như thế nào với việc đổi tên thành Viện Hàn lâm?
 
Đây là một tên gọi tự nhiên nếu nhìn vào lịch sử ra đời của Viện KH&CN Việt Nam. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Chính phủ đã có kế hoạch thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam theo mô hình các Viện Hàn lâm ở các nước XHCN.
 
Theo tôi việc đổi tên viện lần này là để phân biệt với hàng trăm viện tràn lan ở Việt Nam hiện nay. Hiện đâu đâu cũng có viện khoa học. Ngay trong chính Viện KH&CN Việt Nam cũng có hàng chục viện nghiên cứu. Viện trong viện, đó là sự bất hợp lý. Tôi thấy việc đổi tên như vậy là bình thường.
 
Khi nói đến một Viện Hàn lâm khoa học, nhiều người cho rằng đó phải là một nơi đỉnh cao về khoa học, về kiến thức, cũng như nhà khoa học làm việc ở đó phải là những nhà khoa học hàng đầu. Liệu sau khi đổi tên, 2 viện này có đáp ứng được yêu cầu đó?
 
Đúng vậy. Đây thường là nơi tập trung các nhà khoa học hàng đầu. Thế hệ chúng tôi coi việc được vào làm việc tại Viện KH&CN Việt Nam là một vinh dự và các vị lãnh đạo Chính phủ trước đây thường tham khảo ý kiến của các nhà khoa học của Viện. Vì vậy Viện KH&CN đã thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn và khảo sát trong những năm 70-90. Hiện nay, Chính phủ dường như đã quên mất các nhà khoa học Việt Nam. 
 
Xem tiếp tại đây
(Nguồn: Kienthuc.net.vn, 25/2/2013)
Facebook Youtube Tiktok Zalo