Đại học Hoa Sen – HSU

Báo cáo Việt Nam 2035 – những chuyện hậu trường

Sáng 24-2 chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan,một thành viên tham gia thực hiện Báo cáo Việt Nam 2035, đã có buổi nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) về những câu chuyện hậu trường liên quan đến quá trình thực hiện Báo cáo Việt Nam 2035. TBKTSG Online lược ghi.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – Ảnh: TL SGT

Ý tưởng hình thành Báo cáo Việt Nam 2035

Trước khi Việt Nam có bản Báo cáo Việt Nam 2035 – Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, ngay từ năm 2000 Malaysia đã có Báo cáo Malaysia 2020 hay như năm 2010, Trung Quốc phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới (World Bank) thực hiện Báo cáo Trung Quốc 2030.

Với một quốc gia, một báo cáo mang tầm nhìn dài hạn 20 năm như vậy là điều vô cùng cần thiết. Từ góc nhìn như vậy, từ lâu chúng tôi đã có mong muốn làm một điều tương tự cho Việt Nam.

Vào giữa năm 2014, nhân dịp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim đến làm Việt Nam, đề xuất làm báo cáo đã được bàn đến và thống nhất thực hiện với sự nghiên cứu đóng góp từ cả hai phía: các chuyên gia World Bank và Việt Nam.

Rút kinh nghiệm từ trường hợp Trung Quốc, khi kết thúc quá trình làm việc, bản Báo cáo Trung Quốc 2030 có nội dung không hoàn toàn thống nhất giữa bản tiếng Trung và bản tiếng Anh, lần này hai bên Việt Nam và World Bank phối hợp chặt chẽ ngay từ đầu để thống nhất góc nhìn, nội dung trong mỗi vấn đề nghiên cứu.

Đầu tiên phía World Bank đưa ra bức tranh mang sắc hồng với thành tựu nền kinh tế Việt Nam đạt được, trong khi phía ban biên tập Việt Nam muốn đưa ra bức tranh thẳng thắng hơn, toàn diện hơn, nhìn nhận những mặt được và chưa được vì có rõ ràng như vậy thì mới không chủ quan, mới có cơ sở để thay đổi.

Ngay như tiêu đề báo cáo là Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, phía World Bank đề nghị dùng từ “trách nhiệm giải trình – Accountability” thay cho từ dân chủ và ngay trong bản thảo cuối cùng của Báo cáo tổng quan cũng dùng từ Accountabiliy vì ngại nhạy cảm nhưng chúng tôi thuyết phục họ thay đổi bởi “trách nhiệm giải trình” chỉ là một phần của “dân chủ” và không thể thay thế hết ý nghĩa của từ này.

Theo trao đổi ban đầu, bản Báo cáo sẽ gồm 12 chương nhưng từ tháng 11-2014, hai bên đồng ý rút ngắn lại còn 7 chương, mỗi chương giao cho các chuyên gia riêng của hai bên phối hợp biên soạn. Kinh phí thực hiện được khoán riêng cho mỗi chương và giao cho người phụ trách thực hiện chương đó quyết định quyền sử dụng.

Thông điệp quan trọng nhất, xuyên suốt khắp báo cáo đó là phải cải cách thể chế nếu không muốn bị lạc hậu. Đó là lý do Báo cáo có một chương dành riêng nói về Cải cách thể chế và các chương còn lại ít nhiều đều có đề cập đến vấn đề này.

Bài toán của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi nhận được câu hỏi của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam là liệu chúng ta có thể đạt mực tăng trường 9% mỗi năm và duy trì liên tục trong 20 năm để hóa rồng?

Sau khi các chuyên gia World Bank và cả phía chúng tôi thực hiện chạy đủ các mô hình tính toán kinh tế thì câu trả lời là không thể.

Điều tốt nhất ngay khi chúng ta cải cách thể chế và nâng cao năng suất lao động thì cũng chỉ có thể được mức thu nhập trung bình bình quân đầu người hơn 7.000 đô la Mỹ (USD) hoặc 18.000 USD nếu tính theo sức mua tương đương, bằng Malaysia năm 2010.

Còn nếu không cải cách, dự báo thu nhập bình quân năm 2035 đạt tối đa 4.500 USD, hoặc 12.000 USD tính theo sức mua tương đương.

…………………….

>> xem thêm chi tiết bài viết

Theo Đức Tâm
(Nguồn: TheSaigontimes, ngày 23/02/2016)

Facebook Youtube Tiktok Zalo