Đại học Hoa Sen – HSU

Ba trụ cột của xã hội tương lai

Có người bạn gửi cho xem bản tóm tắt một công trình điều tra xã hội học do Quỹ Konrad-Adenauer (Đức) thực hiện, mang nhan đề: “Giữa sự ổn định và mong manh. Ta biết gì về tầng lớp trung lưu ở nước Đức?” (“Zwischen Stabilität und Fragilität. Was wissen wir über die Mittelschicht in Deutschland?”/Konrad-Adenauer Stiftung). Chuyện… xa xôi, lại có rất nhiều con số, chỉ thích hợp với giới chuyên môn. Tuy nhiên, chắt lọc lại, cũng có vài thông tin có thể làm quà cho một câu chuyện đầu xuân.

1. Họ đặt vấn đề như sau. Sau Thế chiến thứ hai, CHLB Đức phát triển rất nhanh, thất nghiệp ít, chỉ số tăng trưởng như mơ, thu nhập tăng gấp 5, 6 lần so với thế hệ cha ông thập niên 1950. Nhưng cảm nhận chung hiện nay vẫn là: sự thịnh vượng hầu như được phân phối khá bất công. Gần đây, nổi lên cuộc thảo luận về sự nghèo túng giữa lòng một xã hội thịnh vượng, chính thức thừa nhận sự gia tăng của nguy cơ thu nhập thấp và sự phân cực. Cuộc tranh luận, do đó, tập trung vào tình trạng của tầng lớp trung lưu, vì tầng lớp này là “xương sống” của sự phát triển và chính việc dịch chuyển dễ dàng sang tầng lớp này gắn liền với những kích thích đổi mới, sáng tạo, rất quan trọng đối với động năng kinh tế, xã hội. Những thông số quy ước liên quan đến tầng lớp trung lưu cần được vận dụng để xét xem tầng lớp này là ổn định hay đang bị “xói mòn”. Tình hình thực tế ra sao? Có thể rút ra được những điều gì? Và phải làm gì?

Một điểm xuất phát khác của nghiên cứu này có vẻ hấp dẫn chúng ta hơn. Phần lớn các nước châu Á đang lên ngày càng tin rằng sự ra đời của một tầng lớp trung lưu rộng rãi là điều kiện cơ bản cho việc củng cố thời kỳ tăng trưởng ban đầu. Họ sợ bị rơi vào bẫy tăng trưởng, nếu – sau giai đoạn đẩy mạnh xuất khẩu, chủ yếu từ tầng lớp bên trên – lại bỏ lỡ cơ hội xây dựng tầng lớp trung lưu mạnh mẽ để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng thông qua “cầu nội địa” bền vững. Họ biết rằng tầng lớp trung lưu không tự mình hình thành được. Vì thế, giới chính trị và học giả châu Á “tò mò nhìn sang châu Âu để học hỏi kinh nghiệm về những hệ thống bảo đảm sự an toàn xã hội”. (Đứng trước sự gia tăng bất bình đẳng xã hội, không phải ngẫu nhiên khi có sự song hành giữa “Nhóm đặc nhiệm về tầng lớp trung lưu” (Middle Class Task Force) của Mỹ do Phó tổng thống Joseph Biden lãnh đạo và “Nhóm đặc nhiệm cấp cao về sự cố kết xã hội” (High-Level Task Force on Social Cohesion) được thượng đỉnh EU thành lập vào năm 2005)…

>> Xem tiếp

Theo Bùi Văn Nam Sơn
(Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn, 30/1/2014)

Facebook Youtube Tiktok Zalo