Đại học Hoa Sen – HSU

Văn hóa – Giáo dục

Nên tỉnh táo và khách quan
Sau nhiều lần đổi mới, cuối cùng nhiều quan niệm, tư duy, cung cách hoạt động nghiên cứu và quản lý khoa học ở các nước tiên tiến đã dần dần được tiếp thu và phổ biến, tuy chậm chạp nhưng cũng đã đưa lại nhiều thay đổi tích cực, trong đó sự thành lập và hoạt động của Nafosted là một trong những bước tiến đáng kể nhất. Giờ đây chỉ có vấn đề là trong khi kiên quyết đi theo con đường cải cách đứng đắn, chúng ta cần tỉnh táo và khách quan để tránh những sai...
Hội tụ nguyên khí, khai phóng sáng tạo
Tôi ít khi đọc các băng-rôn khẩu hiệu ven đường, vì phần lớn nội dung của nó lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác; và vì mật độ quá dày, nếu đọc sẽ có nguy cơ gây tai nạn khi đi đường. Nhưng ngày 23.11.2012 vừa rồi, khi đang đi trên đường phố Sài Gòn, tôi giật mình khi thấy một băng-rôn có dòng chữ hoàn toàn mới lạ: “Lương sư hưng quốc”.   “Khoảnh khắc Hạ Long”. Ảnh: Nguyễn Phụng Chí   1. Thì ra vậy! Nhận định “giáo dục là chìa khóa của phát triển”...
“Bệnh” ảo tưởng về con
(Dân trí) – Con thiếu điểm vào ngôi trường có tiếng, bà mẹ tìm đến gặp lãnh đạo Sở đề nghị phải linh hoạt, đặc cách cho con mình. Bà lo lắng vì nếu cháu không được nhận vào trường chuyên thì “chúng ta đang mất đi Ngô Bảo Châu thứ 2”. “Con tôi là… số 1” Một lãnh đạo trong ngành giáo dục TPHCM kể rằng, khi điểm thi của con không được như mong muốn, không ít phụ huynh làm đủ cách để mong “xoay đổi tình hình”. Không chỉ là việc phúc khảo bài thi, nhiều người...
3 câu hỏi của ông Vương Trí Nhàn giúp giới trẻ tránh “vết xe gian dối”
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cho rằng để không dẫm vào “vết xe gian dối”,  thế hệ người Việt trẻ nên chấp nhận sự thật, chấp nhận mình làm lại từ con số không. Thay vì vui mừng với tấm bằng đẹp nhờ gian dối các bạn trẻ nên làm lại bằng cách học thật, dám nhìn vào thực chất vấn đề, đặt ra câu hỏi cho riêng mình: Mình đã làm được gì? Mình đang làm gì? Và sẽ làm gì cho tương lai của chính mình…? Phản hồi bài viết “Rất nhiều người Việt tham lam, vô...
Bàn về văn hóa giao thông
Luật lệ, tinh vi đến mấy cũng chỉ là phương tiện. Chúng phải được thi hành nghiêm túc và với tinh thần trách nhiệm của mọi người thì mới thành “văn hóa giao thông” được. Không cần phải nói nhiều, bất cứ ai sống ở Việt Nam cũng đều nhận ra rằng chúng ta chưa có văn hóa giao thông; hoặc nếu có ở một thời điểm nào đó, thì ngày nay cũng đã mất từ lâu rồi. Di chuyển và di cư là hai đặc điểm mà con người chia sẻ với nhiều loài muông thú khác trên mặt...
Hàn Quốc và bài học 40 năm cho Việt Nam
Sự phát triển của giáo dục đại học Hàn Quốc trong thời gian 40 năm qua rất đáng làm bài học đế Việt Nam tham khảo. Thủ đô Seoul của Hàn Quốc Nói đến Hàn Quốc, có lẽ nhiều người trong chúng ta không khỏi ngưỡng mộ. Hàn Quốc có một số nét tương đồng với Việt Nam: phông văn hóa Khổng giáo, cũng trải qua chiến tranh, và cũng từng có thời bị ngoại bang đô hộ… Trong thập niên 1960, thu nhập bình quân của Hàn Quốc tuy có cao hơn thu nhập của người Việt (chỉ tính...
Facebook Youtube Tiktok Zalo