Đại học Hoa Sen – HSU

Về cái sự đi của người Việt…

Một dân tộc nông dân, sự sống sự chết đều diễn ra trong khung cảnh làng Việt cổ truyền, cả đời lo làm ruộng,“chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”, thì rất không muốn nay đây mai đó, chỉ thích yên phận sau lũy tre làng.

Đối thoại với nhà sử học Lê Văn Lan về chủ đề “sự đi đây đi đó”, nhất là sự xuất dương của người Việt, từ xã hội cổ truyền đến xã hội hiện đại, hai chúng tôi đồng thuận như vậy.

Học giả Đào Duy Anh nhận xét trong “Việt Nam văn hóa sử cương”: “Sự sinh hoạt bằng nông nghiệp đã gây cho dân tộc ta cái tính tình ưa chuộng hòa bình, chỉ cốt an cư lạc nghiệp, chứ không muốn cạnh tranh với ai”. Có lẽ con đường người Việt hay đi nhất là từ nhà ra ruộng lúa và từ ruộng trở về. Nên, bi kịch lớn của nông dân Việt là bị trốc rễ khỏi làng.

NHÀ-LÀNG-NƯỚC, là cấu trúc xã hội nông nghiệp cổ truyền khép kín của người Việt. “Nước” – cũng theo Đào Duy Anh – chính là hình ảnh phóng to của “làng” Việt. Vậy, khi sự đi của người Việt thế kỷ 21 đã mở rộng đến năm châu bốn biển, thì việc nhận diện cái sự đi của người Việt sẽ rất có ý nghĩa với sự phát triển của văn hóa Việt hôm nay.
 
Xem tiếp tại đây
(Nguồn: Lao động cuối tuần, 11/2/2013)

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo