Đại học Hoa Sen – HSU

Những câu hỏi chung quanh cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ

Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ là đề tài nghiên cứu KHXH – NV trọng điểm của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, do GS, TSKH Trần Ngọc Thêm làm chủ nhiệm, thực hiện trong hai năm 2009 – 2010.

Sau khi đề tài được nghiệm thu, năm 2013, NXB Văn hóa – Văn nghệ in thành cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ do GS, TSKH Trần Ngọc Thêm chủ biên. Theo tác giả Nguyễn Thanh Lợi, nhiều câu hỏi đặt ra với cuốn sách này.

Đọc cuốn sách Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ dày 889 trang do GS, TSKH Trần Ngọc Thêm chủ biên, tôi thấy trong đó có hiện tượng đạo văn từ kết quả nghiên cứu của rất nhiều tác giả đã công bố về văn hóa dân gian Nam Bộ như: Huỳnh Ngọc Trảng, Nguyễn Đại Phúc, Huỳnh Thanh Bình, Lê Công Lý, Trương Ngọc Tường, Nguyễn Thanh Lợi, Trần Minh Thương…

Đơn cử một vài thí dụ: 1a. Bài Nghề đươn đệm ở Đồng Tháp Mười (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật,số 2-2006) Lê Công Lý viết: “Có thể nói, cây bàng là một trong những loài cây chủ đạo ở Đồng Tháp Mười thuở còn hoang vu. Chính vì thế mà trong các tài liệu cũ của người Pháp, Đồng Tháp Mười được gọi là “Plaine des Joncs”, tức “Đồng cỏ lát” mà Nguyễn Đình Đầu cho rằng để đúng thực với địa lý đương thời thì nên dịch là “Đồng Cỏ Bàng”… Theo Phạm Hoàng Hộ thì cây bàng có tên khoa học là Lepironia articulata và được miêu tả như sau: “Căn hành (thân dưới) cứng nằm trong bùn, to 8-10 mm; thân đứng cao khoảng 1m, có ngấn ngang, đáy có 3-4 bẹ, bao cao 15-20 cm. Gié hoa ở chót thân, cao 1,5-2 cm, rộng đến 1cm…

>> Xem tiếp

(Nguồn: Nhân Dân,14/2/2014)

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo