Đại học Hoa Sen – HSU

Những căn cứ mơ hồ của Trung Quốc về Biển Đông (Bài 6)

Trung Quốc đã xúc tiến kế hoạch xâm lấn Biển Đông như thế nào và dùng lý lẽ nào để “biện minh” cho những chiêu bài đã “lộ tẩy” trên Biển Đông?

Dùng tài liệu mơ hồ làm căn cứ

Những nội dung lịch sử, địa lý… mà phía Trung Quốc thường xuyên tuyên truyền trên mọi phương tiện, mọi lúc, mọi nơi, thực hư thế nào? Giá trị của chúng đến đâu?

Sau đây là một số nhận xét đáng quan tâm:

Qua nghiên cứu thấy rằng, đúng là các đảo này đã được ghi nhận và mô tả trong đó, nhưng chúng chỉ dừng lại ở việc ghi chép những hiểu biết của người Trung Quốc đương thời về địa lý, lịch sử, phong tục… các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Nam Á và đường hàng hải từ Trung Quốc ra nước ngoài, không có bất kỳ sự ghi chép nào về việc nhân dân Trung Quốc “đến hai quần đảo này triển khai các hoạt động hàng hải, sản xuất”. Các tác phẩm đó chỉ được xem như các tài liệu chứng minh sự hiểu biết chung các địa điểm chứ không có ý nghĩa đáng kể trong pháp lý mà nhờ đó, có thể đặt hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc, cụ thể:

Nam châu dị vật chí của Vạn Chấn (thời Tam Quốc, 220 – 265) viết dưới triều Hán Vũ Đế là cuốn sách hướng dẫn hàng hải trong Biển Đông nhưng lại không chính xác, không thể căn cứ vào đó để xác minh được quần đảo này hay quần đảo khác trong số hai quần đảo ngày nay đang bị tranh chấp.

Phù Nam truyện của Khang Thái viết cùng thời kỳ này ghi nhận rằng, đã gặp trong Trướng Hải các đảo san hô và khẳng định rằng đây là những mô tả về quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, đoạn trích này rất mơ hồ, rất thiếu chính xác, không thể căn cứ vào đó để nói rằng đó chính là Trường Sa.

Xem tiếp tại đây

Theo Hồng Chuyên

(Lược trích từ sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”)

(Nguồn: Infonet, 12/9/2012)

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo