Đại học Hoa Sen – HSU

Lịch sử trong nhà trường: Hướng đến thường dân và tính nhân văn

Một cuộc trò chuyện giữa giáo sư Ngô Vĩnh Long (khoa lịch sử Trường đại học Maine, Hoa Kỳ) và nhà nghiên cứu độc lập Phạm Hoàng Quân mới đây tại TP.HCM cho ta thêm một góc nhìn thấu đáo hơn nữa về cách biên soạn và giảng dạy lịch sử trong hệ thống giáo dục.

– Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân: Theo anh, làm thế nào để giúp người đọc, người học hiểu được lịch sử một cách đúng đắn?

Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Để người đọc đọc và hiểu được lịch sử một cách đúng đắn thì người viết sử cần viết sử một cách đúng đắn. Đây là vấn đề phẩm chất của người làm sử. Nếu người làm sử sai từ đầu hoặc khi viết chỉ tiếp cận 1-2 nguồn sử liệu thì lịch sử sẽ được tiếp nhận lệch lạc và thiếu hụt.

Tôi cho rằng sách giáo khoa (SGK) nhiều lắm chỉ nên do 2-3 người viết, sau đó đưa cho những người/nhóm khác cho ý kiến. Nhưng người viết đầu tiên phải dựa trên nhiều nguồn khác nhau, dựa trên cách phân kỳ lịch sử hợp lý và khoa học, nêu được những đặc trưng của từng thời kỳ với những ảnh hưởng chính trị – kinh tế – xã hội – văn hóa thế nào. Khi 5-6 nhóm cùng viết một chương trình sử học đường thì dễ dẫn tới thỏa hiệp và khó đưa ra những giảng giải có gốc, có ngọn.

SGK phải để cho những người biết cách viết SGK làm. Từ đây đi đến mô hình có nhiều SGK, các trường, các giáo viên có thể lựa chọn nhiều SGK khác nhau, người học được đọc nhiều nguồn thì có thể đi tới tranh luận, so sánh. Điều này cũng giúp bản thân quá trình hoàn thiện SGK về sau. Chỉ có một loại SGK là “hỏng”…

Xem tiếp TẠI ĐÂY

(Nguồn: Tuổi Trẻ cuối tuần, 18/6/2013)

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo