Đại học Hoa Sen – HSU

“Kiềng ba chân” cho ngành giáo dục

Các quốc gia có nền giáo dục phát triển hầu hết đều theo mô hình “kiềng ba chân” để sinh viên ra trường có thể đứng vững và xin được việc.

LTS: Theo số liệu điều tra về lao động – việc làm của Tổng cục Thống kê, tính đến hết quý III-2014, cả nước có 174.000 lao động có trình độ đại học thất nghiệp, chiếm 16,8% tổng số người thất nghiệp. Các diễn đàn tranh luận giáo dục “học để đi làm” chưa bao giờ nguội lạnh trong những năm gần đây. Việc tham khảo các mô hình đào tạo từ một số nước – “hữu ích và thực tế” để học viên học ra đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của xã hội – là rất cần thiết để giáo dục Việt Nam có thể tái thiết.

Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu chính sách McKinsey (Mỹ), hiện trên toàn thế giới đang có khoảng 75 triệu người trẻ tốt nghiệp và không có việc làm, tương đương 12,6% tổng “dân số trẻ” của thế giới. McKinsey chỉ ra thực tế rằng chỉ có 45% số sinh viên (SV) hài lòng với lựa chọn đại học (ĐH) của mình sau khi bước chân vào thị trường lao động.

Cử nhân thất nghiệp: Vì sao nên nỗi?

McKinsey còn cho hay chỉ có 42% các nhà tuyển dụng đồng ý rằng các SV đã được cung cấp đủ kiến thức phù hợp để chuẩn bị cho các công việc mà họ đặt ra. Cũng theo nghiên cứu của McKinsey, gần một nửa số SV có việc làm sau khi tốt nghiệp đang phải đảm trách những công việc không hề liên quan đến ngành học của mình. Tức tồn tại một hạn chế – không mới nhưng khó đổi – là chương trình đào tạo không thực tế.

Chẳng hạn như trường hợp Ấn Độ, theo một nghiên cứu của công ty nhân lực Aspiring Mind, đăng tải trên tờ The New India Express ngày 31-12-2013, hơn một nửa số SV tốt nghiệp từ các trường ĐH và cao đẳng (CĐ) của nước này không thể tuyển dụng được vào bất kỳ ngành nghề nào.

Rất nhiều cử nhân tốt nghiệp “cửa trước” thì thất nghiệp “cửa sau” vì thiếu chuyên môn, kỹ năng lẫn tư duy.
Ảnh: PIXGOOD.COM

Còn theo Hiệp hội Các công ty phần mềm và dịch vụ Quốc gia của Ấn Độ, số SV tốt nghiệp từ các CĐ đào tạo kỹ sư công nghệ đủ phẩm chất để được tuyển dụng là chưa đến 30%. Các nghiên cứu cũng chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do các SV thiếu khả năng tiếng Anh, kỹ năng tin học yếu và kiến thức còn nặng tính lý thuyết, sách vở, thiếu tính thực tiễn, ứng dụng.

Đảm bảo “ba trụ cột”

Để một SV tốt nghiệp có việc làm trong một thời gian tối thiểu thì “ứng viên” phải đáp ứng tối thiểu ba chỉ tiêu quan trọng bao gồm: Kỹ năng (ngoại ngữ, kỹ năng mềm), chuyên môn và tư duy (phản biện, xử lý tình huống). Để đầu ra có những SV đạt chuẩn, nền giáo dục cần đảm bảo được ba trụ cột. Bao gồm: Nhà nước (quản lý), nhà trường (đào tạo) và nhà tuyển dụng (phản biện chính sách).

Ở góc độ nhà nước – cơ quan quản lý giáo dục, trung tâm, McKinsey có đưa ra ba bước đi mang tính lý thuyết để xây dựng một mô hình giáo dục thực sự mang lại việc làm cho người học:   ( 1) Cung cấp thông tin để chọn lựa ngành học phù hợp, minh bạch hóa thông tin để quản lý hiệu quả, (2) Thiết lập hợp tác với nhà tuyển dụng cùng lĩnh vực để chia sẻ chi phí đào tạo và định hướng nghề nghiệp, (3) Xây dựng một hệ thống hội nhập đi từ giáo dục đến tuyển dụng, giúp định hướng, phân loại và quản lý hoạt động giáo dục.

Trong khi đó, nhà trường được nhà nước đảm bảo quyền tự chủ trong việc tuyển chọn học viên. Có thể so sánh giáo dục tại Mỹ, châu Âu hay gần hơn là Nhật Bản, Singapore là một “thị trường hàng hóa”. Ở đó nhà trường – nhà cung ứng lớp học – đưa ra các tiêu chuẩn về tuyển chọn ứng viên, hình thức tuyển chọn, thời gian tuyển chọn… để chọn ra người phù hợp nhất với ngành học. Để đảm bảo các trường ĐH không chơi chiêu “treo đầu dê, bán thịt chó”, ngành chức năng giáo dục kết hợp các tổ chức nghề nghiệp xã hội sẽ kiểm định thường niên cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, khảo sát ý kiến học viên về quá trình học và rèn luyện tại trường. Đồng thời, tiếp thu ý kiến từ nhà tuyển dụng về chất lượng đào tạo của các trường. Trên cơ sở đó sẽ xếp hạng, chỉ định chỉ tiêu đào tạo phù hợp cho từng ngành, từng trường mỗi năm.

…………….

>> Xem thêm chi tiết bài viết

 

Theo Đại Thắng – Trung Nhân
(Nguồn: Pháp luật Tp. HCM, ngày 27/01/2015)

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo