Đại học Hoa Sen – HSU

IPv6 và tương lai sinh viên ngành mạng

Ngày 12/12 vừa qua, Ngành Mạng máy tính, Khoa Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Hoa Sen đã tổ chức buổi hội thảo “IPv6 và tương lai của Internet”.

Tham dự hội thảo có ông Amos Woo-Giám đốc bán hàng khu vực của tập đoàn Allied Telesis; ông Nguyễn Gia Đức – Đại diện Allied Telesis tại Việt Nam; ông Đỗ Hải Đông – Giám đốc đại diện cho Fine Star Co., Ltd – Nhà phân phối chính thức Allied Telesis tại Việt Nam; ông Ronald T.Cordero và bà Nguyễn Thị Diệu Ngân- Chuyên viên kỹ thuật của Allied Telesis, TS Lưu Thanh Trà – Chủ nhiệm Bộ môn Mạng máy tính và tất cả sinh viên Ngành Mạng máy tính.

Các diễn giả hội thảo đã cung cấp cái nhìn toàn cảnh tương lại mạng internet và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp tương lai cho sinh viên Ngành Mạng máy tính. Đặc biệt, tại hội thảo, ông Ronald T.Cordero, Nguyễn Thị Diệu Ngân- Chuyên viên kỹ thuật của Tập đoàn Allied Telesis (Tập đoàn chuyên cung cấp các giải pháp hạ tầng mạng cho doanh nghiệp trên khắp thế giới của Nhật Bản) và TS. Lưu Thanh Trà-Chủ nhiệm Bộ môn Mạng máy tính đã trình bày về sự khác biệt giữa IPv4 và IPv6, quá trình chuyển đổi cũng như những ảnh hưởng của nó đối với internet trong tương lai.

IPv6 -Xu hướng hệ thống mạng tương lai đóng vai trò quyết định đến nghề nghiệp của sinh viên Ngành Mạng máy tính

TS Lưu Thanh Trà cho biết: “Hiện nay hạ tầng mạng đang chuyển dần toàn bộ sang IPv6 thay cho IPv4 vốn đã cạn kiệt. Vì đây là xu hướng hệ thống mạng trong tương lai, đóng vai trò quyết định đến nghề nghiệp sau này của các bạn sinh viên ngành Mạng máy tính”.

Ông Ronald cho chia sẻ thêm: “IPv6 có sự khác biệt so với Ipv4 đó là sử dụng địa chỉ 128-bit, điều này cho phép tạo ra số lượng địa chỉ IP nhiều hơn so với giao thức IPv4.
Giao thức IPv4  chỉ sử dụng địa chỉ 32-bit để tạo nên địa chỉ IP, tạo ra tối đa khoảng 4,3 tỷ địa chỉ. Tuy nhiên ngày nay, khi các thiết bị kết nối Internet ngày càng nhiều hơn thì 4,3 tỷ là con số quá nhỏ bé. Chức năng của Ipv6 cũng tương tự như Ipv4, sẽ cung cấp cho mỗi thiết bị một địa chỉ IP duy nhất và  cần thiết cho quá trình truy cập Internet. Tuy nhiên, IPv6 có sự khác biệt so với Ipv4 đó là sử dụng địa chỉ 128-bit, điều này cho phép tạo ra số lượng địa chỉ IP nhiều hơn so với giao thức IPv4”.

Bà Nguyễn Thị Diệu Ngân nói: “Thực tế dù số lượng địa chỉ của IPv4 vẫn chưa bị cạn kiệt, tuy nhiên nó cũng gần như hết thời và trong vòng 2-3 năm nữa, xu hướng chuyển sang IPv6 l2 tất yếu. Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới đã bắt đầu quá trình chuyển đổi từ Ipv4 sang Ipv6 và tháng 6/2012 vừa qua, giao thức Ipv6 đã chính thức được áp dụng rộng rãi và đi vào sử dụng thực tiễn”.

N.T

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo