Đại học Hoa Sen – HSU

Giáo dục VN quên những người giỏi kỹ năng làm việc

Tôi sinh ra ở Hokkaido năm 1946 khi nước Nhật vừa ra khỏi chiến tranh. Nước Nhật thuở nhỏ của tôi nghèo hơn các bạn bây giờ rất nhiều. Chúng tôi không có đồ ăn, không quần áo, không giày dép.

Dép nếu có là dép cao su, quần áo nếu có là quần áo thủng lỗ… Khi học tiểu học, tôi nhớ món ăn ngon nhất mà tôi có là trái chuối – và món đó chỉ có vào ngày thi đấu thể thao toàn trường, ngày cha mẹ các học sinh đều mang đồ ăn ngon đến để cổ vũ cho con cái.

Tôi nhớ cả cha mẹ tôi khi đó đều đi làm. Mẹ tôi phải ở chợ làm nghề cắt cá, rửa cá từ sáng sớm tới tối mịt. Mỗi khi mẹ tôi về, tôi chạy ra ôm mẹ và vẫn còn ngửi thấy mùi cá từ quần áo của bà. Đến giờ, tôi vẫn biết ơn mùi cá này. Bố mẹ tôi khi đó làm việc rất chăm chỉ để có đồ ăn. Cả nước Nhật ai ai cũng phải làm chăm chỉ như vậy, và đó là một điều hết sức tự nhiên.

Nhưng sau đó thì nước Nhật phát triển kinh tế rất nhanh. Mọi người nhanh chóng có đồ ăn, áo mặc. Có một điều là ngay từ 300 năm trước, nước Nhật đã biết sản xuất thép, đã có rất nhiều doanh nhân nhỏ, rất nhiều mô hình kinh tế – nền móng cơ bản của kinh tế thị trường nên chúng tôi dễ dàng phát triển lên sau chiến tranh.

Về mặt tinh thần, người Nhật bị ảnh hưởng nhiều của samurai. Ngay từ bé, tinh thần đó dạy tôi phải luôn tự quyết định lấy mọi việc của mình. Mẹ tôi thì luôn dạy đừng làm gì sai trong đời, vì mọi thứ trên đời đều có ông trời nhìn thấy. Tinh thần samurai thì không được làm điều xấu, không trộm cắp, phải luôn trung thực và giúp đỡ những người nghèo khó. Với Nhật Bản, tinh thần samurai có nghĩa là phải luôn hành động đúng nhất. Điều đó rất tốt cho sản xuất, vì trong sản xuất phải làm điều đúng, chính xác…

>>Xem tiếp

(Nguồn: Tuổi Trẻ, 15/9/2013)

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo