Đại học Hoa Sen – HSU

Đặng Văn Bảy: Nhà tiên phong về nữ quyền của Việt Nam

Những tưởng vấn đề nữ quyền mới được tôn trọng trong khoảng 50 – 60 năm trở lại đây ở các nước phát triển, thế mà gần một thế kỷ trước (năm 1925), một thầy giáo ở Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã viết sách Nam nữ bình quyền và xuất bản vào năm 1928.

Đọc lại cuốn sách này, nó cho chúng ta sự bất ngờ, không chỉ bởi cái nhìn tiên phong về nữ quyền, với nhiều điều mà cuộc sống ngày nay vẫn chưa thể áp dụng hết, nhiều nơi còn lâu mới theo kịp. Nó còn khiến chúng ta phải đặt lại câu hỏi: Nữ quyền Việt Nam phải chăng đi trước về sau, nếu so về tiến trình bình đẳng giới với nhiều nước?

 

Đặng Văn Bảy – nhà tiên phong về nữ quyền của Việt Nam

Tác phẩm Nam nữ bình quyền do Đặng Văn Bảy (1903-1983, hiệu Hoành Sơn) viết, ấn bản lần đầu năm 1928 tại Nhà in Tam Thanh (Sài Gòn), ĐH Hoa Sen và NXB Hồng Đức tái bản quý 3/2014.

 

Sách Nam nữ bình quyền do ĐH Hoa Sen và NXB Hồng Đức tái bản sau gần 90 năm

“Tôi đề xướng nam nữ bình quyền là do thấy phần nhiều đàn bà con gái bị chê bỏ, hiếp đáp, còn đàn ông con trai lại quá tự do. Phép công bình là đôi bên phải đồng, không khinh không trọng, không thấp không cao” – Đặng Văn Bảy nêu lý do. Thật khó để chỉ bằng một bài viết ngắn mà đề cập hết chiều kích của sách này, bởi ngoài chuyện bình đẳng nam nữ, sách còn nói đến dân chủ, dân trí và cả việc canh tân xã hội…

>> Xem tiếp

Theo Đặng Văn Bảy
(Nguồn: Thể thao &  Văn hóa cuối tuần)

 

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo