Đại học Hoa Sen – HSU

Cuộc tranh luận đầu tiên về triết lý giáo dục ở Athens (Bài 3): Trào lưu du giáo

Chế độ dân chủ ảnh hưởng như thế nào trên đời sống tinh thần nói chung, và trên sinh hoạt giáo dục nói riêng ở Athens? Trước hết, nó đã lôi triết học từ thế giới tự nhiên về thế giới con người, từ các thiên thể và vật thể trở lại trung tâm thành quốc.

Từ khoảng giữa thế kỷ thứ V tCn, xuất hiện ở rất nhiều nơi, một trào lưu triết lý mới6. Một mặt, bi quan trước những kết luận bất đồng, thậm chí đôi khi trái ngược của các nhà tư tưởng đi trước về căn nguyên của thế giới hiện tượng (vật thể đến từ đâu?, được cấu tạo từ chất thể gì?), hay về thực thể (cái gì là tồn tại thực sự?), và chuyển động (phải giải thích sự đa tạp và biến chuyển của vạn vật trong thế giới hiện tượng như thế nào?), lớp triết gia này cho rằng chân lý khách quan là một ảo tưởng không bao giờ có thể đạt tới được. Đối với Protagoras, «con người là thước đo của vạn vật». Tương tự, Gorgias cho rằng: 1) không có thực hữu, 2) nếu có đi nữa, nó cũng không thể được biết, 3) mà nếu có thể biết được đi nữa, nó cũng không thể được diễn đạt bằng ngôn từ. Vì vậy, từ nay họ lấy ngôn ngữ, chính trị, luật pháp, đạo lý… – nói chung là mọi vấn đề liên quan đến con người – làm đối tượng của tư duy. Mặt khác, vì đi giảng dạy khắp nơi trên đất Hy Lạp (trừ Sparta), lớp triết gia mới này cũng có ý thức rất sâu sắc về tính tương đối của loại sự vật (luật pháp, luân lý) mà họ lấy làm đối tượng để tư duy và trao truyền.

Xem tiếp tại đây

Theo Nguyễn Văn Khoa

(Nguồn: Tia Sáng, 23/11/2012)

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo