“Vì sao cứ nói học sử là để nuôi dưỡng lòng yêu nước?”
Thống kê của bộ Giáo dục và đào tạo cho thấy trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, sử là môn học “ế” nhất với khoảng 153.600 thí sinh đăng ký dự thi, chiếm 15,3% tổng số thí sinh đăng ký dự thi trên cả nước. Rất nhiều hội đồng thi chỉ lác đác vài thí sinh đến dự…
Cùng với những thông tin về việc học sinh không phân biệt được danh nhân trong nước được truyền thông phản ánh vừa qua, lại khiến nhiều người cám cảnh cho tình hình dạy và học môn lịch sử. TS sử học Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen nhận định về vai trò của môn sử (nói chung) và những hệ luỵ của cách dạy và học sử như hiện nay. Trò chuyện với Người Đô Thị, TS Phượng mở đầu từ câu chuyện nhầm lẫn kiến thức, bà nói:
Chuyện học sinh nhầm lẫn về danh nhân, theo tôi, hoàn toàn là sản phẩm của nền giáo dục ở trường. Thực tế này diễn ra đã lâu lắm rồi, chỉ có điều hồi đó người ta không đăng báo. Tôi từng đi chấm thi tuyển sinh đại học
TS Bùi Trân Phượng |
trong nhiều năm thời còn làm ở Đại học Sư phạm TP.HCM. Hồi đó còn nhiều người thi sử (bởi đó là môn bắt buộc) và năm nào chấm thi, cũng gặp và, như mọi thầy cô khác, không lạ gì những bài có những ý tưởng vô cùng “kỳ quặc”. Trường học dạy sử làm sao mà các em đều hiểu rằng ở trên đời có hai loại quốc gia: đế quốc đi áp bức bóc lột và quốc gia bị áp bức bóc lột; có hai kiểu người: người bán nước và anh hùng dân tộc. Mà anh hùng dân tộc thì không cần biết thế kỷ nào, thời đại nào đều hao hao giống nhau. Đề thi chỉ yêu cầu kể sự kiện, liệt kê máy móc đến nỗi có lần đọc một bài thi yêu cầu kể các chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Pháp từ Thu Đông 1947 đến chiến dịch Điện Biên Phủ, giám khảo (tên Thu) có cảm giác thí sinh đang chọc tức mình vì bài chỉ viết về mùa thu, tả cảnh thu đến tám trang giấy… Đó là hệ quả của cách dạy sử mà hơn 25 năm rồi không thay đổi.
Theo bà có tình trạng thí sinh “quay lưng” với môn sử là do đâu, và liệu điều ấy có khiến cho chúng ta lo ngại về một thế hệ không có kiến thức lịch sử, từ đó làm thui chột những cảm hứng về tình yêu tổ quốc?
Thực tế là nền giáo dục Việt Nam đang làm hỏng việc giáo dục bình thường bằng cách dạy, cách học “không giống ai”. Mình đổ thừa truyền thống châu Á là học thuộc lòng nhưng không phải chỉ là như vậy; nhiều nước châu Á khác có tệ hại vậy đâu. Và càng không thể từ đó quy kết các em không có lòng yêu nước, vô cảm với xã hội. Cách đây 25 năm hoặc nhiều hơn nữa, có thể thầy giáo của thầy giáo chưa đến nỗi là sản phẩm của nền giáo dục như vậy, còn ngày nay, sau nhiều chục năm nhồi nhét và áp đặt, thì bản thân thầy cô đã thế nào rồi? Ngoài ra, còn có yếu tố mới, không phụ thuộc vào thầy giáo, học trò, là sự phát triển của công nghệ, sự lan truyền thông tin nhanh chóng, dễ dàng, rộng rãi, không biên giới nhờ internet. Chẳng hạn, tôi vừa tiếp một cựu sinh viên. Em đó cũng học sử từ trường phổ thông, lên đại học không học thêm một giờ sử nào. Nhưng em có sự tò mò muốn biết. Trước khi ra nước ngoài thực tập, em thấy cần hiểu kỹ, hiểu trúng lịch sử Việt Nam để có thể nói chuyện, bảo vệ quan điểm của mình với người ta ở Hoa Kỳ, nhất là về Hoàng Sa – Trường Sa. Em tự mua sách đọc, tự tìm hiểu trên internet. Khi trò chuyện với em, tôi rất ấn tượng về những hiểu biết của em, và càng ấn tượng hơn về những câu hỏi mà em biết đặt ra để tìm kiếm những kiến thức mà mình chưa có.
Thật ra chuyện học sử không nhứt thiết liên quan đến lòng yêu nước. Chính bạn sinh viên mà tôi vừa kể trên đã nói một câu rất hay, sau khi em cũng đọc báo viết về học sinh lầm lẫn Quang Trung – Nguyễn Huệ: “Các em không biết là do học một cách nào đó khiến cho các em không biết, không thể từ đó quy kết là học sinh không có lòng yêu nước. Vì sao cứ hay nói học lịch sử để nuôi dưỡng lòng yêu nước mà không hiểu rằng do sẵn có lòng yêu nước, người ta mới quan tâm học lịch sử một cách chủ động?” Tôi nghĩ em nói đúng. Người ta biết yêu nước là từ thực tế cuộc sống trong gia đình, ngoài xã hội, do người ta lớn lên trong cộng đồng như thế nào, nói tiếng Việt, ăn thức ăn Việt, chia sẻ văn hóa Việt Nam – và đối với nhiều người, còn được may mắn là sống, và lớn lên ngay tại đất nước Việt Nam. Cho nên đi xa là nhớ, ăn thiếu nước mắm là thèm, nghe người Việt là nạn nhân của bão lụt, mất mùa, nghe ngư dân bị giết hại thì đau xót. Mục đích của môn lịch sử không phải là để dạy người ta yêu nước, mà để trang bị một số hiểu biết và rèn năng lực tư duy. Cũng giống như những môn học khác trên đời này, như học toán không phải chỉ để ra đời biết tính tiền, mua bán biết lấy tiền thối, mà biết cộng, trừ, nhân, chia là học những thao tác tư duy căn bản để từ đó biết suy nghĩ, để giải quyết nhiều việc từ đơn giản đến phức tạp.
Bà cũng như nhiều người cùng thế hệ đã đến với môn sử và yêu môn sử bởi những yếu tố gì?
Chúng tôi đến với lịch sử cũng tự nhiên như muôn ngàn môn học khác. Môn sử có thể dạy cái đúng cũng có thể dạy cái sai. Tôi học lịch sử trong nhà trường Pháp. Đâu phải đợi nhà trường dạy thì tôi mới yêu nước. Sinh ra làm người Việt Nam, sống trong một xã hội mà cảm thấy nước lớn hơn, giàu mạnh hơn từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền, gây ra sự bất công thì người bình thường nào cũng sinh lòng phẫn uất, muốn đấu tranh. Yêu nước, không riêng môn học nào dạy tôi như thế mà cuộc đời, thực tế cuộc sống dạy tôi. Bình thường lòng yêu nước không đến từ dạy dỗ, đó là tình cảm tự nhiên của con người. Nếu nền giáo dục trang bị được cho học sinh những giá trị phổ quát của văn hoá, văn minh nhân loại như sự yêu lẽ phải, công bằng, quý trọng tự do, nhân cách… thì người ta sẽ phẫn uất trước cảnh nước mạnh ăn hiếp nước yếu, lấy mạnh hiếp yếu, lấy thịt đè người, dùng bạo lực cường quyền hiếp người thế yếu sức cô… thì người ta sẽ đấu tranh bảo vệ lẽ phải và công lý. Đó là giá trị phổ quát của loài người.
Quan điểm của bà về cách dạy và học sử một- cách- bình- thường là như thế nào?
Dạy lịch sử, như tôi đã nói, là cho người ta biết đủ để người ta hiểu, đặc biệt là biết cách làm sao để đi tìm biết thêm khi họ cần hiểu cái gì khác. Dạy lịch sử cũng là rèn năng lực tư duy sử học – rèn luyện cách biết nhìn sự kiện, biết phân tích sự kiện, tìm hiểu sự kiện có nhiều nguyên nhân, có những diễn biến, ý nghĩa mà người ta có thể lý giải khác nhau. Trong sự kiện phức hợp, có nhiều nhân vật khác nhau tham gia vào sự kiện mà mỗi nhân vật có những vai trò, quan điểm, hành động khác nhau và tương tác của quan điểm hành động đó sẽ dẫn đến những thay đổi gì đó trong tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, v.v…. Tư duy sử học là tư duy nhận diện, phân tích những sự kiện, những vấn đề xã hội đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử không cho phép người ta dự báo tương lai, như người ta hay nói không học sử thì không tin tưởng vào tiền đồ dân tộc. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử là toàn bộ xã hội trong quá khứ, mà xã hội thì có quân sự, chính trị, nhưng cũng có văn hoá, đời thường, trang phục, khoa học kỹ thuật… Tại sao mình thu hẹp lịch sử lại chỉ có các triều đại, các nhà cầm quyền, chỉ có lịch sử chính trị, lịch sử những cuộc chiến mà không có những khía cạnh khác vô cùng phong phú của đời sống? Hiểu lịch sử là hiểu về toàn bộ xã hội quá khứ đó. Môn lịch sử trong nhà trường, điều này không chỉ ở Việt Nam, thường chỉ thu hẹp vào lịch sử chính trị và quân sự. Như vậy tự nhiên đã làm giản lược đi nhận thức mà người ta phải có về xã hội rồi.
Vì sao cứ hay nói học lịch sử để nuôi dưỡng lòng yêu nước mà không hiểu rằng do sẵn có lòng yêu nước, người ta mới quan tâm học lịch sử một cách chủ động?”
Những môn khoa học xã hội đang bị “thất thế” với những môn khoa học tự nhiên. Học sinh ngán với những bài tự luận. Liệu kiểu bài thi làm tự luận như văn sử sẽ có một hình thái bài thi khác?
Tôi nghĩ vấn đề không chỉ ở thay đổi cách thi. Học có nhiều cách học khác nhau, thi chẳng qua là để kiểm tra cái gì mà mình muốn kiểm tra. Vấn đề là mình biết mục tiêu mình dạy để làm gì và muốn kiểm tra cái gì, và biết như vậy, muốn như vậy đã đúng chưa? Có còn khả thi không trong thời đại thông tin và trong thế giới phẳng này? Kiểm tra một cách hợp lý là kiểm tra đúng cái mình muốn trang bị cho người học khi dạy môn đó. Nếu muốn trang bị một đống sự kiện, một mớ tên người, năm tháng thì kiểm tra sự kiện, tên người, năm tháng. Còn muốn trang bị một cách lý giải lịch sử thì kiểm tra cách lý giải đó họ lặp lại trúng hay không. Những trường mà người ta dạy sử một cách bình thường thì người ta dạy cách tìm một số tư liệu lịch sử, biết phân tích, lý giải, xử lý để hiểu một số vấn đề và nhận thức rằng trong mọi vấn đề đều có những cách hiểu khác nhau. Mỗi cách hiểu đó được lập luận, cung cấp chứng lý thế nào thì phù hợp, thuyết phục. Còn nó thuyết phục được đến đâu, ai được thuyết phục gì và tới mức nào thì hoàn toàn do tiếp nhận của người nghe, nhận và tự xử lý thông tin. Mọi thông tin cung cấp cho người học, nhất là trong khoa học xã hội đều là những thông tin từ chủ quan của tác giả sách giáo khoa, của người dạy, rồi phải qua màng lọc chủ quan của người học, qua sự xử lý thông tin của người học. Làm sao ra nhận thức y hệt, y chang như nhau được?
Có nhà báo, cám cảnh với câu chuyện hội đồng thi chỉ có một thí sinh thi môn sử đã cám cảnh: “Liệu người Việt mai này sẽ mang bản sắc gì khi một trong những phương tiện quan trọng nhất để con người hiểu và gắn bó với cội nguồn của mình, bản sắc dân tộc của mình từ khi còn trẻ, là giáo dục lịch sử, lại bị coi nhẹ như vậy?” Bà có chia sẻ nỗi lo ấy?
Chúng tôi đến với lịch sử cũng tự nhiên như muôn ngàn môn học khác. Môn sử có thể dạy cái đúng cũng có thể dạy cái sai. Tôi học lịch sử trong nhà trường Pháp. Đâu phải đợi nhà trường dạy thì tôi mới yêu nước. Sinh ra làm người Việt Nam, sống trong một xã hội mà cảm thấy nước lớn hơn, giàu mạnh hơn từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền, gây ra sự bất công thì người bình thường nào cũng sinh lòng phẫn uất, muốn đấu tranh. |
Thực ra đó là hệ quả của một tình hình đã kéo dài rất lâu, cách đây hơn 25 năm (hồi tôi còn làm việc ở khoa Sử) tôi đã thấy nó như vậy rồi, càng ngày càng trầm trọng hơn. Cách dạy khiến cho môn học khó hấp dẫn người học được, nếu có cũng không lâu bền. Và biết đâu đó cũng là điều may, bởi nếu chỉ nhồi sọ một chiều mà ai cũng tin hết thì mới chết. Giống như thời Pháp thuộc có thể môn Sử dạy những điều không đúng, nhưng vì trường có dạy những môn khác (và dạy tử tế) nên người học biết phản tư, suy nghĩ. Không nên kỳ vọng môn sử dạy lòng yêu nước; nhưng nếu dạy đúng, dạy hay, những trang sử hào hùng sẽ làm người ta phấn chấn, tự hào – nếu nó thật sự hào hùng; còn những trang sử đau thương sẽ làm người ta đau khổ, uất ức để rồi muốn làm điều gì đó giúp dân tộc mình ra khỏi đau thương đó. Khi giới thiệu lịch sử gần với sự thật lịch sử, chân xác thì tự nhiên sẽ gợi mở, kích thích tư duy, làm người dạy, người học hào hứng; còn giới thiệu lịch sử xa với sự thật lịch sử thì người ta sẽ chán.
Bà cũng như nhiều người cùng thế hệ đã đến với môn sử và yêu môn sử bởi những yếu tố gì?
Chúng tôi đến với lịch sử cũng tự nhiên như muôn ngàn môn học khác. Môn sử có thể dạy cái đúng cũng có thể dạy cái sai. Tôi học lịch sử trong nhà trường Pháp. Đâu phải đợi nhà trường dạy thì tôi mới yêu nước. Sinh ra làm người Việt Nam, sống trong một xã hội mà cảm thấy nước lớn hơn, giàu mạnh hơn từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến độc lập, chủ quyền, gây ra sự bất công thì người bình thường nào cũng sinh lòng phẫn uất, muốn đấu tranh. Yêu nước, không riêng môn học nào dạy tôi như thế mà cuộc đời, thực tế cuộc sống dạy tôi. Bình thường lòng yêu nước không đến từ dạy dỗ, đó là tình cảm tự nhiên của con người. Nếu nền giáo dục trang bị được cho học sinh những giá trị phổ quát của văn hoá, văn minh nhân loại như sự yêu lẽ phải, công bằng, quý trọng tự do, nhân cách… thì người ta sẽ phẫn uất trước cảnh nước mạnh ăn hiếp nước yếu, lấy mạnh hiếp yếu, lấy thịt đè người, dùng bạo lực cường quyền hiếp người thế yếu sức cô… thì người ta sẽ đấu tranh bảo vệ lẽ phải và công lý. Đó là giá trị phổ quát của loài người.
Học lịch sử địa phương tại một trường chuyên ở miền Tây: học sinh tới bảo tàng, thực địa ghi chép, tìm hiểu câu chuyện thay vì đóng khung trong bốn bức tường lớp học. Ảnh T.Dũng
Quan điểm của bà về cách dạy và học sử một- cách- bình- thường là như thế nào?
Dạy lịch sử, như tôi đã nói, là cho người ta biết đủ để người ta hiểu, đặc biệt là biết cách làm sao để đi tìm biết thêm khi họ cần hiểu cái gì khác. Dạy lịch sử cũng là rèn năng lực tư duy sử học – rèn luyện cách biết nhìn sự kiện, biết phân tích sự kiện, tìm hiểu sự kiện có nhiều nguyên nhân, có những diễn biến, ý nghĩa mà người ta có thể lý giải khác nhau. Trong sự kiện phức hợp, có nhiều nhân vật khác nhau tham gia vào sự kiện mà mỗi nhân vật có những vai trò, quan điểm, hành động khác nhau và tương tác của quan điểm hành động đó sẽ dẫn đến những thay đổi gì đó trong tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, v.v…. Tư duy sử học là tư duy nhận diện, phân tích những sự kiện, những vấn đề xã hội đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử không cho phép người ta dự báo tương lai, như người ta hay nói không học sử thì không tin tưởng vào tiền đồ dân tộc. Đối tượng nghiên cứu của lịch sử là toàn bộ xã hội trong quá khứ, mà xã hội thì có quân sự, chính trị, nhưng cũng có văn hoá, đời thường, trang phục, khoa học kỹ thuật… Tại sao mình thu hẹp lịch sử lại chỉ có các triều đại, các nhà cầm quyền, chỉ có lịch sử chính trị, lịch sử những cuộc chiến mà không có những khía cạnh khác vô cùng phong phú của đời sống? Hiểu lịch sử là hiểu về toàn bộ xã hội quá khứ đó. Môn lịch sử trong nhà trường, điều này không chỉ ở Việt Nam, thường chỉ thu hẹp vào lịch sử chính trị và quân sự. Như vậy tự nhiên đã làm giản lược đi nhận thức mà người ta phải có về xã hội rồi.
Vì sao cứ hay nói học lịch sử để nuôi dưỡng lòng yêu nước mà không hiểu rằng do sẵn có lòng yêu nước, người ta mới quan tâm học lịch sử một cách chủ động?”
Những môn khoa học xã hội đang bị “thất thế” với những môn khoa học tự nhiên. Học sinh ngán với những bài tự luận. Liệu kiểu bài thi làm tự luận như văn sử sẽ có một hình thái bài thi khác?
Tôi nghĩ vấn đề không chỉ ở thay đổi cách thi. Học có nhiều cách học khác nhau, thi chẳng qua là để kiểm tra cái gì mà mình muốn kiểm tra. Vấn đề là mình biết mục tiêu mình dạy để làm gì và muốn kiểm tra cái gì, và biết như vậy, muốn như vậy đã đúng chưa? Có còn khả thi không trong thời đại thông tin và trong thế giới phẳng này? Kiểm tra một cách hợp lý là kiểm tra đúng cái mình muốn trang bị cho người học khi dạy môn đó. Nếu muốn trang bị một đống sự kiện, một mớ tên người, năm tháng thì kiểm tra sự kiện, tên người, năm tháng. Còn muốn trang bị một cách lý giải lịch sử thì kiểm tra cách lý giải đó họ lặp lại trúng hay không. Những trường mà người ta dạy sử một cách bình thường thì người ta dạy cách tìm một số tư liệu lịch sử, biết phân tích, lý giải, xử lý để hiểu một số vấn đề và nhận thức rằng trong mọi vấn đề đều có những cách hiểu khác nhau. Mỗi cách hiểu đó được lập luận, cung cấp chứng lý thế nào thì phù hợp, thuyết phục. Còn nó thuyết phục được đến đâu, ai được thuyết phục gì và tới mức nào thì hoàn toàn do tiếp nhận của người nghe, nhận và tự xử lý thông tin. Mọi thông tin cung cấp cho người học, nhất là trong khoa học xã hội đều là những thông tin từ chủ quan của tác giả sách giáo khoa, của người dạy, rồi phải qua màng lọc chủ quan của người học, qua sự xử lý thông tin của người học. Làm sao ra nhận thức y hệt, y chang như nhau được?
Có nhà báo, cám cảnh với câu chuyện hội đồng thi chỉ có một thí sinh thi môn sử đã cám cảnh: “Liệu người Việt mai này sẽ mang bản sắc gì khi một trong những phương tiện quan trọng nhất để con người hiểu và gắn bó với cội nguồn của mình, bản sắc dân tộc của mình từ khi còn trẻ, là giáo dục lịch sử, lại bị coi nhẹ như vậy?” Bà có chia sẻ nỗi lo ấy?
Thực ra đó là hệ quả của một tình hình đã kéo dài rất lâu, cách đây hơn 25 năm (hồi tôi còn làm việc ở khoa Sử) tôi đã thấy nó như vậy rồi, càng ngày càng trầm trọng hơn. Cách dạy khiến cho môn học khó hấp dẫn người học được, nếu có cũng không lâu bền. Và biết đâu đó cũng là điều may, bởi nếu chỉ nhồi sọ một chiều mà ai cũng tin hết thì mới chết. Giống như thời Pháp thuộc có thể môn Sử dạy những điều không đúng, nhưng vì trường có dạy những môn khác (và dạy tử tế) nên người học biết phản tư, suy nghĩ. Không nên kỳ vọng môn sử dạy lòng yêu nước; nhưng nếu dạy đúng, dạy hay, những trang sử hào hùng sẽ làm người ta phấn chấn, tự hào – nếu nó thật sự hào hùng; còn những trang sử đau thương sẽ làm người ta đau khổ, uất ức để rồi muốn làm điều gì đó giúp dân tộc mình ra khỏi đau thương đó. Khi giới thiệu lịch sử gần với sự thật lịch sử, chân xác thì tự nhiên sẽ gợi mở, kích thích tư duy, làm người dạy, người học hào hứng; còn giới thiệu lịch sử xa với sự thật lịch sử thì người ta sẽ chán.
Khi giới thiệu lịch sử gần với sự thật lịch sử, chân xác thì tự nhiên sẽ gợi mở, kích thích tư duy, làm người dạy, người học hào hứng; còn giới thiệu lịch sử xa với sự thật lịch sử thì người ta sẽ chán.
Bức tranh dạy, học môn lịch sử theo bà cần làm gì để bớt ảm đạm hơn?
Tôi cho rằng không phải đợi thầy giáo dạy lịch sử người ta mới biết yêu nước, cũng không phải đợi nhà nước có chủ trương chính sách thì thầy cô mới biết mình có thể và nên dạy lịch sử như thế nào, cũng không phải đợi có sự thay đổi từ thầy cô học sinh mới biết phải học như thế nào. Tôi cho rằng trừ những lớp rất nhỏ, còn từ phổ thông cơ sở, nhứt là từ phổ thông trung học, các em đã xoá mù chữ rồi thì hoàn toàn có thể tự học lịch sử theo cách của mình và xã hội có thể lan truyền, phổ biến tri thức và bồi dưỡng tư duy lịch sử bằng vô vàn cách khác nhau mà không chỉ ỷ lại vào nhà trường. Nếu có thêm nhiều cuốn sách tốt, chẳng hạn sách dịch từ những tác phẩm nghiêm túc, có giá trị khoa học đã được thử thách qua thời gian của người ta viết về Việt Nam, và cả về lịch sử thế giới nữa – vì Việt Nam không tách rời khu vực, thế giới và thời đại, không phải là ngoại lệ – thì người ta sẽ tự đọc, tự học.
Đừng lạm dụng cảm xúc trong dạy môn khoa học xã hội. Đừng dạy văn cho người ta chỉ biết yêu mà thôi. Hiểu cho trúng thì tốt hơn, bởi hiểu thì sẽ yêu, yêu một cách chân thực, sâu sắc, bền vững, có lý trí, yêu và biết mình phải làm gì cho những giá trị mình yêu quý, tôn trọng.
Theo T.Dũng
(Nguồn: Người đô thị, ngày 30/07/2015)