Đại học Hoa Sen – HSU

Tuần lễ Mentoring lần đầu tiên tại Việt Nam (từ ngày 07 – 14/01/2016)

Tuần lễ Mentoring lần đầu tiên tại Việt Nam (07/01 đến 14/01/2017) do Trung tâm Service-Learning phối hợp với CHUM – Bạn Đồng Hành, Vietseeds Foudation, Big Friend Foundation (BFF) tổ chức nhằm hướng ứng Ngày Mentoring quốc tế (International Mentoring Day).

Service Learning_Tuan le Mentoring Viet nam

Hưởng ứng Tuần lễ Mentoring (lần đầu tiên tại Việt Nam) từ 07-14/01/2016, trung tâm Service-Learning kêu gọi giảng viên, nhân viên trường Đại học Hoa Sen chia sẻ câu chuyện về mentoring (sự hướng dẫn, đồng hành) trong cuộc đời mình nhằm truyền cảm hứng cho sinh viên Đại học Hoa Sen và thanh niên nói chung về tinh thần và ý nghĩa của mentoring, lan tỏa các giá trị tốt đẹp của mentoring đến với nhiều người.

Các bài viết có thể là câu chuyện của cá nhân ở góc độ là người đồng hành, hướng dẫn (mentor) hoặc người được hướng dẫn (mentee) hay cảm nhận về giá trị, ý nghĩa của việc hướng dẫn, đồng hành.

Các câu chuyện sẽ được đăng trên các kênh truyền thông như: fanpage của Trung tâm Service-Learning, fanpage sự kiện Tuần lễ Mentoring, fanpage của các tổ chức tham gia. Những câu chuyện giàu cảm xúc sẽ được chia sẻ trực tiếp trong buổi Gala “Mentors in my life” ngày 07/01/2017 tại phòng NZ204, Đại học Hoa Sen, số 8 Nguyễn Văn Tráng, quận 1, TP.HCM. >> Đăng ký tham gia

Cách tham gia:

  • Bài viết gửi về email: servicelearning@hoasen.edu.vn
  • Thời hạn gửi bài: 23/12/2016 – 05/01/2017.
  • Tiêu đề email xin ghi rõ: [Chia sẻ câu chuyện mentoring] – [Họ tên].
  • Khuyến khích các bài viết có kèm hình ảnh minh họa.

Hoạt động chính của Tuần lễ Mentoring gồm hoạt động chia sẻ các câu chuyện cá nhân trên fanpage Service-Learning và các tổ chức tham gia; thông tin về Ngày Mentoring Quốc tế (online); Gặp gỡ, giao lưu giữa các mentors giàu kinh nghiệm, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình đồng hành; lắng nghe những câu chuyện cảm động của các cặp mentors & mentees(offline). 

Ngày 17/01/2016 là Ngày Mentoring quốc tế đầu tiên (International Mentoring Day) được khởi xướng để thúc đẩy sự hiểu biết về phong trào mentoring toàn cầu, tôn vinh sức ảnh hưởng của mentoring với sự phát triển cá nhân và xã hội ở nhiều nước từ nhiều năm qua.

Mentoring (dẫn dắt, đồng hành) là một mối quan hệ hợp tác, qua đó người đồng hành/ dẫn dắt (mentor) chia sẻ kiến thức, kỹ năng, thông tin và quan điểm để nuôi dưỡng sự phát triển cá nhân cho người được đồng hành (mentee). Hình thức chia sẻ này không xa lạ trong văn hoá của người Việt. Ta có thể tìm thấy vai trò tự nhiên của mentor đâu đó lồng ghép trong hình ảnh của người thầy, người đồng nghiệp có thâm niên chia sẻ với người trẻ, những người bạn lớn, hay những người cùng chia sẻ kinh nghiệm trong một quan tâm chung nào đó….

MENTOR trong thần thoại Hi Lạp

Mentor là một nhân vật trong tác phẩm Odysseus của Homer. Khi Odysseus, vua của Ithaca, rời đi và khai chiến tại Trojan, Ngài để lại đứa con trai Telemachus và người vợ của mình Penelope cho Mentor chăm lo, để mắt tới. Mentor, với tư cách là một người bạn và một người tùy tùng đã chịu trách nhiệm trong việc dạy dỗ, giáo dục Telemanchus, đặc biệt trong việc định hình nhân cách và học cách đưa ra các quyết định cho bản thân cậu.

Sau trận chiến thành Trojan, Ulysses lưu lạc hai mươi năm trong nỗ lực tìm đường về nhà với gia đình mình. Chính vì thế, khi Telemachus lớn lên thành một nam thanh niên, chàng quyết định ra đi tìm cha với sự giúp sức của Mentor.

Vai trò của Mentor càng được nhấn mạnh hơn khi Athena, nữ thần của Trí tuệ và Chiến tranh, hóa thân vào Mentor vào những thời điểm mọi thứ trở nên ảm đảm, gây nhiễu loạn hoang mang để giúp Telechamus có những quyết định sáng suốt nhất.

Đến cuối cuộc hành trình tìm lại cha mình, cùng với sự hỗ trợ của Mentor, Telechamus đã thành một con người khôn ngoan, độc lập. Chàng trở về nhà đĩnh đạc, tái ngộ lại người cha khi xưa và cùng ông xông pha giết chết những kẻ lợi dụng lúc Odysseus vắng nhà tìm mọi cách chiếm đoạt Penelope.

Có thể nói Mentor là nhân vật tượng trưng cho sự chuyển hóa, biến đổi và trưởng thành trong đời Telemachus, từ chàng thanh niên trở thành một người đàn ông. Sự xuất hiện của một nhân vật Mentor như thế ngay từ thời xa xưa của thần thoại Hi Lạp cũng đã cho thấy rằng vai trò của mentor tự ngàn năm qua trong lịch sử đã luôn được nhấn mạnh và xem trọng. 

Rùa vàng: MENTOR đầu tiên trong huyền sử Việt Nam

Mentor Rua vang trong huyen su viet nam

Rùa Vàng được nhắc đến ở đây là nhân vật huyền sử đã đồng hành cùng Thục Phán An Dương Vương.

Chuyện kể rằng trong buổi đầu dựng nước, Thục Phán An Dương Vương có ý xây thành Cổ Loa. Tuy nhiên, việc xây mãi không thành công, mãi cho đến khi Rùa Vàng hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa Vàng theo hình xoắn ốc. Từ đó, nửa tháng là xong thành và thành xây không đổ nữa.

Sau đó, khi An Dương Vương trăn trở với mối nguy đất nước bị Triệu Đà xâm chiếm, Rùa Vàng đã tặng cho An Dương Vương một cái vuốt. Ông đã làm thành nỏ, cái nỏ ấy có thể bắn ra hàng ngàn mũi tên. Nước Âu Lạc nhờ thế nên đã được sống trong thái bình thịnh trị.

Không những vậy, trong bi kịch Trọng Thủy Mỵ Châu, khi An Dương Vương dắt Mỵ Châu bỏ chạy về phương Nam và con gái vẫn rắc lông ngỗng cho quân Triệu Đà đuổi theo, Rùa Vàng cũng chính là người đã hiện lên và nói “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!” để An Dương Vương hiểu rõ sự tình cay đắng đó.

Có thể nói, dù là một nhân vật huyền sử nhưng Rùa Vàng cũng có thể được xem như mơ ước của nhân dân về người đồng hành (mentor) đầy minh triết có thể luôn có mặt, dẫn dắt và giúp đỡ cho cho các bậc quân vương trong các tình huống ngặt nghèo khó khăn của vận mệnh đất nước. 

Facebook Youtube Tiktok Zalo