Đại học Hoa Sen – HSU

Từ cách mạng công nghiệp 4.0 đến mô hình đại học 4.0: Những cơ hội và thách thức

Ngày 16/06/2017, GS.TS Vương Thanh Sơn (Đại học British Columbia, Vancouver, Canada) đã có buổi nói chuyện tại Đại học Hoa Sen về chủ đề: “Từ cách mạng công nghiệp 4.0 đến mô hình đại học 4.0: Những cơ hội và thách thức”.

Buổi nói chuyện đã thu hút gần 100 GV – NV, SV Hoa Sen và các khách mời tự do đến từ các doanh nghiệp và trường đại học khác.

Những chia sẻ của GS.TS Vương Thanh Sơn về Internet Vạn Vật (IOT), cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và mô hình đại học 4.0 đã mang lại nhiều thông tin hữu ích và nhiều góc nhìn mới mẻ.

Theo GS.TS Vương Thanh Sơn, Internet Vạn vật là mạng lưới phổ biến tối hậu, hứa hẹn sẽ tạo ảnh hướng lớn lao đến cuộc sống của mỗi người trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả giải trí, giao lưu, kinh goanh, chăm sóc sức khỏe, và giáo dục. Đặc biệt, Internet Vạn vật là động cơ chính đưa đến Cách mạng Công nghiệp 4.0, hay sản xuất thông minh, và từ đó đưa đến mô hình mới mẻ cho giáo dục đại học: Mô hình Đại học 4.0. Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trường đại học sẽ phải đối mặt với những yêu cầu về cải cách và cạnh tranh mới.

GS.TS Vương Thanh Sơn đến từ Đại học British Columbia, Canada, khách mời đặc biệt của chương trình

Trong buổi nói chuyện, GS.TS Vương Thanh Sơn đã trình bày khái niệm, định nghĩa và tổng quan hiện đại của Internet Vạn vật, Cách mạng Công nghiệp 4.0, Đại học 4.0 và mời các khách mời tham dự cùng nhau thảo luận mở về các vấn đề, cơ hội và thách thức liên quan đến Mô hình Đại học 4.0.

Khách tham dự đặt câu hỏi trao đổi cùng diễn giả

Đúng với tên gọi của chương trình “Hoa Sen Presidential Lecture”, tất cả khách mời của chương trình đều do thành viên trong Ban giám hiệu giới thiệu. PGS.TS Lưu Tiến Hiệp – Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen –  gửi lời cảm ơn của nhà trường đến GS.TS Vương Thanh Sơn vì đã nhận lời tham gia chương trình lần này. 

Thông qua chương trình, khách tham dự đã có cơ hội tìm hiểu những góc nhìn khác nhau trong việc thay đổi giáo dục đại học để phù hợp với những chiến lược nâng cấp lên chuẩn đại học 4.0. Đặc biệt, đây cũng là dịp những người làm nghiên cứu khoa học, giảng dạy tích lũy kinh nghiệm, có cách nhìn mới mẻ, đa chiều về khoa học – công nghệ và các tác động đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

 Huyền Anh

Tin liên quan:

Mô hình Đại Học 4.0 tại Việt Nam: Khẩn trương, nhưng cần lộ trình để nghiên cứu kỹ

Facebook Youtube Tiktok Zalo