Đại học Hoa Sen – HSU

Sinh viên ngành thiết kế thời trang tìm hiểu Kỹ thuật và phương pháp in trên áo

Sáng ngày 14/03/2018, ngành Thiết Kế Thời Trang, khoa Thiết Kế & Nghệ Thuật trường Đại học Hoa Sen kết hợp với công ty Fluxmall DTG Printing Vietnam có tổ chức buổi workshop “Direct-To-Garment Printing” (In trên áo quần) tại phòng 204 trụ sở Nguyễn Văn Tráng.

Cô Hồ Điệp Thuỵ Vũ, chủ nhiệm ngành Thiết Kế Thời Trang thuộc khoa Thiết Kế và Nghệ Thuật trường đai học Hoa Sen giới thiệu diễn giả đại diện CTy Fluxmall DTG Printing VN hôm nay là ông Dmitry Sarbaev.

Thông qua buổi workshop, ông Dmitry trình bày về các phương pháp in trên quần áo và trình bày về ưu và khuyết điểm của từng phương pháp in. Để có thể chọn phương pháp in phù hợp, diễn giả giúp đưa ra một số câu hỏi định hướng như sau: Thiết kế của bạn có nhiều màu không? Có phải là ảnh chụp? Hay đơn giản là trắng đen? Hay chỉ là chữ? In với số lượng bao nhiêu? Có đặt volume? Bạn có phải là e-commerce?

Ông Dmitry trình bày về các phương pháp in trên quần áo.

Thông qua buổi workshop, sinh viên được giới thiệu nội dung các bước in trực tiếp lên sản phẩm thời trang đồng thời trải nghiệm các thao tác với máy để ra sản phẩm cuối cùng. Các bước bao gồm:

  • Bước 1: Chọn một áo thun có màu sắc phù hợp với hình ảnh cần in lên
  • Bước 2: Sau đó cần phun lên áo một dung dịch bằng cách sử dụng máy phun dung dịch xử lý. Mục đích phun dung dịch này là để làm lớp lót để hình ảnh ra được sắt nét và sáng trong hơn, nổi bật hơn
  • Bước 3: Điều chỉnh lượng thuốc phun lên

Ông Dmitry hướng dẫn điều chỉnh giới hạn khu vực cần phun lên dung dịch.

  • Bước 4: Điều chỉnh giới hạn khu vực cần phun lên dung dịch
  • Bước 5: Sau khi phun xong dung dịch, dùng cọ quét mạnh theo một hướng lên khu vực đã phun dung dịch. Mục đích là ép các sợi nằm sát xuống để khi mực phun lên được đều khắp và ít tốn mực phun hơn và cũng để dễ giặt giũ hơn
  • Bước 6: Chuyển sang máy ép nhiệt để làm khô ráo khu vực cần in

Chuyển sang máy ép nhiệt để làm khô ráo khu vực cần in

  • Bước 7: Sau hai lần ép nhiệt (10 giây+35 giây) để chắc chắn rằng khu vực cần in đã được làm khô ráo (nhớ lót miếng giấy ở mặt trên áo)
  • Bước 7a: Trường hợp vải cong (như mũ, nón) thì sử dụng máy có vòng cong đế sấy ép. Và bên máy in lắp thêm một thiết bị phụ trợ
  • Bước 8: Đưa sản phẩm qua máy in
  • Bước 9: Chọn trên máy tính hình ảnh cần in và nhờ phần mềm truyền bản in từ máy tính vào máy in. Phần mềm có thể sử dụng là: Corel Draw, Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, …

  • Bước 10: Chờ trong ít phút, chiếc áo thun đã có hình in lên đó
  • Bước 11: Sấy khô
  • Bước 12: Mang đi giặt và sau đó bận vào và đi dạo phố. Các bạn sinh viên đang kiểm tra sản phẩm vừa mới in xong: khu vực in hình vải vẫn mềm không cứng như các phương pháp in khác
Facebook Youtube Tiktok Zalo