Đại học Hoa Sen – HSU

Sinh viên Khoa ngôn ngữ và Văn hóa học tiếp tục chọn Service Learning làm đề án môn học

Ngày 24/9 vừa qua, 10 sinh viên ngành Du lịch – Khách sạn – Nhà hàng lựa chọn Service Learning (Học tập phục vụ cộng đồng) làm đề án 2 đã được tham gia buổi tập huấn để hiểu rõ hơn về  lợi ích của mô hình Học tập phục vụ cộng đồng.

Các sinh viên Du lịch – Khách sạn  trình bày những hi vọng và những lo lắng về Đề Án Services Learning

Quan Mỹ Thy, SV Khóa 2011 – Ngành Quản trị Khách sạn, nhìn nhận: “Khoảng thời gian tập huấn hơn 8 giờ với các trò chơi đội nhóm thật sự làm ai cũng thấm mệt, nhưng những giá trị mà buổi học mang lại là vô cùng to lớn. Mỗi một thành viên trong nhóm đều nhận được nhiều bài học quí giá, hoàn thiện hơn trong cách làm việc nhóm. Việc nhìn nhận và đánh giá một vấn đề lúc đầu là rất đơn giản, chỉ đứng theo một phía, theo cảm tính, nhưng tư duy của chúng tôi được mở rộng hơn bằng cách biết nhìn nhận, phân tích vấn đề ở phương diện đa chiều, đứng ở nhiều khía cạnh khác nhau”.

Đào Uyên Phương – Trưởng nhóm đề án, chia sẻ: “Thú vị, bổ ích, khơi ngợi nhiều ước muốn, muốn đóng góp nhiều cho cộng đồng hơn là những suy nghĩ của tôi sau buổi training này”.

Trò chơi đội nhóm: Mọi người cùng nhau hợp sức để chạm tới cái đĩa ở xa

Qua buổi tập huấn, các bạn sinh viên đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của học tập phục vụ cộng đồng, hiểu được ý nghĩa của câu “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Chính vì vậy mà các bạn càng quyết tâm lựa chọn mô hình Services Learning, mong muốn vừa được học tập vừa đóng góp phục vụ cho cộng đồng nhiều hơn nữa. Dự kiến vào khoảng ngày 10 – 16/11/2014 tới đây, các sinh viên đam mê du lịch và thích tham gia những hoạt động vì cộng đồng này sẽ có một chuyến trải nghiệm thực tế ở Tà Nung (xã nằm về phía Tây Nam, cách trung tâm Thành phố Đà Lạt khoảng 19 km). Tà Nung là một nơi hoang sơ có cảnh quan rất đẹp, rất có tiềm năng để phát triển du lịch, nhóm sinh viên sẽ đến để khám phá và tìm hiểu những địa điểm có tiềm năng để phát triển du lịch, cũng như tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân ở đó. Các sinh viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học muốn đem những kiến thức và tất cả những hiểu biết của mình, áp dụng ngay vào thực tiễn. Bên cạnh đó, nhóm sẽ quan sát và học hỏi từ đồng bào ở đây, tìm hiểu cuộc sống hằng ngày của họ, tìm hiểu họ làm kinh tế như thế nào… Với 13 dân tộc anh em cùng sinh sống ở Tà Nung (như: Cil, Lạch, K’Ho, Mạ, Êđê, Tày, Nùng, Thái, Hoa…), nhóm cũng hy vọng sẽ học được rất nhiều từ nền văn hoá của họ.

Tại Trường Đại học Hoa Sen, đặc biệt là Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa họcService Learning đang được thực hiện một cách nghiêm túc như một môn học chứ không còn là những hoạt động tự phát, ngẫu nhiên nữa. Học tập phục vụ cộng động là một hoạt động thiết thực, hữu ích cho học sinh và sinh viên. Học phải đi đôi với hành, đó là một tiêu chí quan trọng của mọi nền giáo dục.

Sinh viên Hoa Sen luôn mong muốn được đóng góp phục vụ cho cộng đồng

Là những sinh viên Hoa Sen chuyên ngành du lịch khách sạn nhà hàng, chúng tôi ưa thích những chuyến đi, hoạt động vì cộng đồng. Chính điều đó đã tạo động lực cho nhóm chúng tôi chọn đề án Service Learning (SL) lần này. Để giúp các thành viên hiểu rõ tích chất SL, thầy Thái Lâm – giảng viên hướng dẫn đề án đã mời anh Phạm Văn Anh – người hiểu rõ và có nhiều hoạt động trong mô hình SL này trong và ngoài nước đến hướng dẫn cho nhóm.

Mở đầu, anh Văn Anh đưa ra những ví dụ về các chương trình SL ở trong và ngoài nước. Một trong những ví dụ đó là các bạn học sinh trung học ở Singapore tham gia hoạt động ngoại khoá “nhặt rác ở dòng sông”. Không chỉ dừng lại ở việc làm tình nguyện đơn thuần là nhặt rác, các bạn đã đem số rác và mẫu nước về phân tích. Sau đó, các bạn đem kết quả đạt được đến chính quyền địa phương, đưa ra giải pháp khắc phục và các bạn đã thành công khi các giải pháp được chính quyền địa phương chấp nhận thực hiện. Anh Văn Anh đã đưa ra câu hỏi lớn: “Làm thế nào để kết hợp được việc học mà không chán và làm tình nguyện mà đem lại kiến thức?”. Mô hình SL là đáp án cho câu hỏi này. SL là phương pháp học tập và giảng dạy mà ở đó lồng ghép các hoạt động cộng đồng ý nghĩa với sự hướng dẫn và nhìn nhận trải nghiệm để làm giàu cho các kinh nghiệm học tập và giảng dạy về trách nhiệm cộng đồng.

Để buổi sinh hoạt thêm phần hứng thú và vui vẻ, anh cho nhóm tham gia hai trò chơi. Trò chơi thứ nhất giúp chúng tôi rèn luyện sự quan sát tỉ mỉ, phân tích và nâng cao tinh thần làm việc nhóm. Sự tin tưởng, cảm thông cho đồng đội là bài học mà chúng tôi học được thông qua trò chơi thứ hai. Cuối buổi sinh hoạt, anh muốn nhóm viết ra những hi vọng và nỗi lo lắng của các thành viên trong quá trình thực hiện đề án này. Anh đã chia sẻ một số cách để khắc phục những lo lắng của nhóm từ những điều to lớn như sợ đề án thất bại đến những nỗi lo nhỏ nhặt không thích nghi được với môi trường mới. Bản thân tôi nhận ra mình thích những hoạt động vì cộng đồng hơn, tự tin hơn khi nói chuyện trước đám đông, khi được anh Văn Anh chỉ cho cách làm Reflection.

Buổi sinh hoạt kết thúc, chúng tôi có thêm sự tự tin về những kế hoạch trong đề án Service Leaning tại Tà Nung sắp tới. Khoảng thời gian training hơn 8 giờ thật sự ai cũng thấm mệt, nhưng những giá trị mà buổi học mang lại là vô cùng to lớn. Mỗi một thành viên trong nhóm đều nhận được nhiều bài học quí giá, hoàn thiện hơn trong cách làm việc nhóm.Việc nhìn nhận và đánh giá một vấn đề lúc đầu là rất đơn giản, chỉ đứng theo một phía, theo cảm tính, nhưng tư duy của chúng tôi được mở rộng hơn bằng cách biết nhìn nhận, phân tích vấn đề ở phương diện đa chiều, đứng ở nhiều khía cạnh khác nhau. Những bài học mà SL mang lại càng giúp chúng tôi càng khẳng định việc chọn đến với đề án Service Learning tại Tà Nung lần này là sự lựa chọn đúng. Chúng tôi ngày càng ươm mầm những dự định, kế hoạch cụ thể và chi tiết hơn để việc hoạt động ở cộng đồng Tà Nung đi đúng với tính chất của SL. Những nỗi sợ về môi trường ở Tà Nung không giống nơi chúng tôi sinh sống, không có chăn ấm nệm êm, không có bữa ăn phong phú, không có mạng, sợ dơ, sợ ma…tất cả những điều đó đã không còn quan trọng, không còn là sự sợ hãi của chúng tôi nữa. Chính SL đã giúp chúng tôi hiểu ra cách có thể vượt qua nỗi sợ, khắc phục và cải thiện nó, giúp chúng tôi có thể thích ứng được với môi trường cộng đồng nơi đó.

Sau buổi sinh hoạt này, cả nhóm đã có khái niệm rõ ràng về mô hình SL và đưa ra những ý kiến cho đề án lần này. Chúng tôi hiểu được câu nói “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” vì vậy mà chúng tôi càng có quyết tâm nhiều hơn nữa cho mô hình SL này, đặc biệt là việc chọn địa điểm đến là Tà Nung. Con đường đi chắc chắn không bao giờ bằng phẳng cả, qua SL chúng tôi hiểu rõ hơn về những khó khăn trước mắt mà chúng tôi gặp phải, nhưng không phải vì lí do đó mà làm chúng tôi nản lòng. Chúng tôi muốn có cái nhìn cởi mở hơn, thấu hiểu và cảm thông hơn về cuộc sống của con người vùng Tà Nung để có thể chung tay góp sức vì cộng đồng nơi đó.

Chúng tôi mong muốn thông qua SL sẽ có nhiều bạn thanh niên yêu thích phục vụ cộng đồng, có thể dung hòa được giữa “việc học không nhàm chán mà hoạt động cộng đồng vẫn mang lại được nhiều kiến thức”. Chúng tôi có thể kết nối suy nghĩ, hành động và cơ hội giao lưu học hỏi, để có những đóng góp ý nghĩa. Hiểu rõ được mô hình Service Learning, chúng tôi không chỉ đơn thuần muốn thực hiện đề án này thành công mà còn mong muốn được kế thừa và tiếp thục phát triển đúng như tính chất của hoạt động vì cộng đồng của SL và đúng với chủ đề: “Sống tử tế – Học đàng hoàng – Kết nối năm châu” của sinh viên Hoa Sen. Hi vọng đề án của chúng tôi sẽ là bước đệm giúp Tà Nung phát triển và trở thành điểm đến thu hút khách du lịch.

Sau buổi sinh hoạt chúng tôi có trò chuyện về cảm nhận của một số bạn tham gia đa số các bạn đều có cùng câu trả lời “Chúng tôi thấy mô hình SL rất hay, bổ ich, thú vị, có cái nhìn cởi mở hơn về SL; càng ngày càng yêu thích và mong muốn được đóng góp phục vụ cho cộng đồng”.

Quan Mỹ Thy- Sinh viên khóa 2011- Ngành Quản Trị Khách Sạn

Phong Lan

Xem thêm một số hình ảnh của buổi tập huấn:

Các bạn sinh viên suy nghĩ về đề án môn học

Trò chơi đội nhóm gắn kết tinh thần đồng đội

Được anh Anh Văn chia sẻ nhiều bài học hay về phục vụ cộng đồng

Nhóm SV chụp hình kỷ niệm kết thúc buổi tập huấn

 

 

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo