Đại học Hoa Sen – HSU

Sáng tạo là câu chuyện của cảm xúc

Là một trong những quan điểm của Dzũng Yoko – Giám đốc Sáng tạo của Tạp chí Elle Việt Nam trong buổi nói chuyện với sinh viên Hoa sen với chủ để Phương pháp sáng tạo trong thời đại kỹ thuật số cùng với sự phát triển của mạng xã hội và Tư duy sáng tạo Xanh và Bền vững vào chiều ngày 9/05/2019 tại Phòng 204, Trụ sở chính Nguyễn Văn Tráng. Tại buổi nói chuyện, Dzũng Yoko đã có những chia sẻ về các kinh nghiệm về thực tế sáng tạo, về những trải nghiệm trong quá trình thiết kế có quá nhiều thăng trầm, đôi khi muốn bỏ nghề.

Sáng tạo là cảm nhận từ trái tim

Xưa nay, sáng tạo vẫn được xem là một khái niệm trừu tượng và dường như không có định nghĩa hoàn toàn đúng hay sai. Mỗi cá nhân, tuỳ theo cảm nhận và tính chất nghề nghiệp của mình sẽ có cách hiểu khác nhau về khái niệm này.

Với Dzũng Yoko – Giám đốc sáng tạo của Tạp chí Elle Việt Nam, người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực nhiếp ảnh và thiết kế đồ hoạ, “sáng tạo” trong quá trình hoạt động nghệ thuật được bắt đầu bằng 3 yếu tố quan trọng:

Sáng tạo dựa trên cảm hứng và kiến thức;

Sáng tạo dựa trên cảm xúc và ký ức;

Sáng tạo trong thời đại digital, viral, talking about, trend để vận dụng xu hướng công nghệ, mạng xã hội…

Dzung yoko 1

Dzũng Yoko – Sáng tạo là cảm nhận bằng trái tim.

Để không bỏ lỡ bất kỳ cảm hứng sáng tạo nào, anh đón nhận từng chi tiết nhỏ trong cuộc sống rồi vẽ lại mỗi khi rảnh rỗi. Anh đặt ra mục tiêu những bộ ảnh của mình khi hoàn thiện phải giống hơn 90% so với layout đã thiết lập. Vì vậy, các thiết kế của anh cho bìa báo hay bộ ảnh thời trang đều được tính toán chi tiết, tỉ mỉ với tất cả niềm say mê và cảm xúc dâng trào.

“Điều quan trọng nhất trong sáng tạo là chúng ta không được mất đi nguồn cảm hứng. Hãy cố gắng ghi lại mọi khoảnh khắc dù là bằng hình ảnh hay ngôn từ… Sẽ có một ngày bạn có thể áp dụng tất cả điều đó vào trong công việc lẫn cuộc sống”, anh chia sẻ.

Không bỏ lỡ những trào lưu đang hot của giới trẻ và lấy chúng làm cảm hứng sáng tạo cho các tác phẩm của mình. Từ phong cách OOTD (Outfit Of Today) cho đến flatlay (ảnh sắp đặt) đều được anh nắm bắt rất kịp thời.

Dzung yoko 2

Điều quan trọng nhất trong sáng tạo là chúng ta không được mất đi nguồn cảm hứng.

Mỗi bức ảnh của Dzũng Yoko đều nhận được sự ủng hộ của khán giả và truyền được nguồn cảm hứng cho bạn trẻ. Mới đây nhất, Dzũng Yoko còn kịp thời bắt nhịp trào lưu ảnh động vô cực – invisible cinemagraph bằng Galaxy S8 trên Facebook. Chỉ trong thời gian ngắn, anh tung ra 5 sáng tác vô cùng ấn tượng. Mỗi tác phẩm nhiếp ảnh của anh là sự kết hợp nhịp nhàng và tinh tế giữa phần tĩnh và phần động, nhờ vậy người xem bị cuốn hút những chuyển động tinh tế trên một tổng thể bao quát.

“Đừng đặt nặng việc tìm kiếm ý tưởng từ những nơi xa xôi, chất liệu cuộc sống thường ngày vốn dĩ rất phong phú và vô cùng đa dạng. Bạn chỉ cần cảm nhận bằng trái tim mình để tìm thấy thật nhiều điều thú vị ý tưởng cho sáng tác mới” Anh chia sẻ thêm

Hãy hướng về môi trường và góp sức mình với cộng đồng để bảo vệ và cải thiện

“Sáng tạo xanh và bền vững là xu hướng hiện nay của thiết kế nhưng phải làm gì để đảm bảo môi trường” là câu hỏi của rất nhiều bạn sinh viên dành cho Dzũng Yoko trong buổi nói chuyện

Theo anh, mỗi thương hiệu, mỗi nhà thiết kế thời trang đều có thể chọn một công thức bền vững riêng phù hợp với các giá trị, niềm tin, con người và nguồn lực tài chính của mình. Mỗi sự thay đổi dù nhỏ đều rất quan trọng. Anh luôn suy nghĩ về yếu tố “bền vững” trong các ý tưởng tạo nên concept, nó thể hiện ngay trong lối sống của mình. Ví dụ như trong ăn uống, anh gần như ăn chay, còn trong thời trang, anh thường chọn quần áo bền, dùng được nhiều lần. Anh không chọn quần áo có độ thải nhanh vì nếu mình loại bỏ quá nhiều quần áo ra môi trường, chúng trở thành một loại rác thải khó phân hủy. Theo anh, bước đầu tiên để mà các nhà thiết kế có thể làm được là hỗ trợ tối đa lao động trong nước và sử dụng các vật liệu gói ghém bằng nguyên liệu tái chế.

Cũng tại buổi nói chuyện, Dzũng Yoko cũng chia sẻ về cuốn Artbook thứ ba với chủ đề LOVE (Tình yêu). Cuốn sách gồm 14 bộ ảnh thời trang do anh thực hiện trong vòng một năm, với chủ đề sự muôn màu của tình yêu cũng như suy nghĩ lạc quan mà anh đúc kết qua những thăng trầm của cuộc sống.  Điều Dzũng Yoko tâm đắc nhất trong cuốn ArtBook này ở chỗ anh đã vượt qua giới hạn của bản thân để thử nghiệm một vai trò mới. Nếu trước đây chúng ta thường biết đến Dzũng Yoko như là một giám đốc sáng tạo vẽ tay những bộ ảnh của mình và kết hợp với những nhiếp ảnh gia hàng đầu ở Việt Nam để cùng thực hiện sách ảnh, thì giờ đây, Dzũng Yoko đã mạnh dạn hơn để tự hiện thực hoá những khái niệm thời trang anh đã tự vẽ ra trên giấy lên khung hình của mình. Quyển sách nói về tình yêu, không đơn thuần là tình yêu đôi lứa mà còn là tình yêu với cuộc sống, gia đình và với cả thiên nhiên.

Dzung yoko 3

Dzũng Yoko ký tặng Artbook thứ ba với chủ đề LOVE (Tình yêu) cho khán giả tham dự.

Cũng tại buổi nói chuyện, Dzũng Yoko cũng chia sẻ về cuốn Artbook thứ ba với chủ đề LOVE (Tình yêu). Cuốn sách gồm 14 bộ ảnh thời trang do anh thực hiện trong vòng một năm, với chủ đề sự muôn màu của tình yêu cũng như suy nghĩ lạc quan mà anh đúc kết qua những thăng trầm của cuộc sống.  Điều Dzũng Yoko tâm đắc nhất trong cuốn ArtBook này ở chỗ anh đã vượt qua giới hạn của bản thân để thử nghiệm một vai trò mới. Nếu trước đây chúng ta thường biết đến Dzũng Yoko như là một giám đốc sáng tạo vẽ tay những bộ ảnh của mình và kết hợp với những nhiếp ảnh gia hàng đầu ở Việt Nam để cùng thực hiện sách ảnh, thì giờ đây, Dzũng Yoko đã mạnh dạn hơn để tự hiện thực hoá những khái niệm thời trang anh đã tự vẽ ra trên giấy lên khung hình của mình. Quyển sách nói về tình yêu, không đơn thuần là tình yêu đôi lứa mà còn là tình yêu với cuộc sống, gia đình và với cả thiên nhiên.

Với chủ đề “Phương pháp sáng tạo trong thời đại kỹ thuật số cùng với sự phát triển của mạng xã hội và Tư duy sáng tạo Xanh và Bền vững”, talkshow đã thu hút khá nhiều bạn trẻ trong các lĩnh vực thiết kế, truyền thông, marketing… tham gia và tất cả khán giả thật sự  bị cuốn vào câu chuyện của anh với phong cách dung dị, gần gũi, anh đến với khán giả của mình với tất cả tâm huyết của người hoạ sĩ thiết kế và nhiếp ảnh gia nhiều năm trong nghề. 

Vài nét về Dzũng Yoko

Dũng Yoko tên thật là Trần Hoàng Dũng, theo học và tốt nghiệp trường ĐH Kiến trúc. Anh là một trong những graphic designer nổi tiếng của Việt Nam với rất nhiều những giải thưởng về thiết kế bìa đĩa. Cái tên Yoko xuất phát từ việc anh cùng người anh trai (kiến trúc sư Trung Trần) thành lập quán cà phê nhạc rock mang tên Yoko khá có tiếng trong cộng đồng giới trẻ mê nhạc. Anh là người đứng sau thành công của khoảng 20 bìa đĩa thành công của nhiều ca sĩ nổi tiếng. Trong số đó, nổi bật nhất chính là bìa CD Hà Trần 9803, sản phẩm nhận được rất nhiều lời khen từ giới nghệ thuật và thỏa mãn chính anh, khi nó đạt được 100% ý tưởng đặt ra và phải mất 2 năm mới hoàn thành. Sau đó là Cánh Cung của Đỗ Bảo, Lê Hiếu vol 1 đều thể hiện được phong cách riêng của Dzũng Yoko. Thế nhưng, sản phẩm đưa cái tên Dzũng Yoko trở nên nổi tiếng lại chính là bìa album Mỹ Nhân Ngư của Mỹ Lệ. Dzũng Yoko có nguyên tắc của riêng mình, anh cho rằng mình là người ra ý tưởng chứ không đơn thuần là người xử lý hình ảnh. Những thiết kế của anh luôn đòi hỏi phải ổn về bố cục, không rối rắm và quan trọng là phải có tính thẩm mỹ cao. Trước đây, anh thú nhận là người làm việc theo cảm hứng, đôi khi điều này khiến anh mất đi nhiều khách hàng nhưng giờ đây, anh đã đề ra mục đích cụ thể, chuyên nghiệp hơn và nhận làm cho nhiều ca sĩ cũng như nhiều phong cách âm nhạc khác nhau. Anh còn nổi tiếng trong giới kiến trúc khi ngôi nhà gỗ do anh thiết kế nhận được rất nhiều sự quan tâm từ báo giới. Hiện nay, anh đang đảm nhiệm vai trò Giám đốc sáng tạo của tạp chí thời trang Elle Việt Nam.

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo