Đại học Hoa Sen – HSU

Những điều thú vị về nghề Business Analyst (BA)

Nghề BA hay chuyên viên phân tích nghiệp vụ, được xem như là “cánh tay phải” vững chắc đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhưng vẫn còn khá mới mẻ đối với thị trường việc làm tại Việt Nam.  

Sự cần thiết của BA

Hiểu khách hàng thực sự muốn gì, sau đó chuyển tải các yêu cầu cầu của khách hàng cho đội ngũ phát triển phần mềm cũng như phối hợp để biến các yêu cầu đó thành các chức năng trên các hệ thống phần mềm, là một trong những trách nhiệm lớn nhất của BA. Những người làm nghề BA phải làm việc với tư cách là chủ sở hữu sản phẩm hệ thống phần mềm (Product Owner), mặc dù trong thực tế doanh nghiệp mới là người chủ sở hữu sản phẩm này.


BA hay chuyên viên phân tích nghiệp vụ được xem như là “cánh tay phải” vững chắc đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Vai trò của một BA là không ngừng thay đổi và phát triển – đặc biệt là khi các công ty dựa nhiều hơn vào dữ liệu để tư vấn cho các hoạt động kinh doanh. Mỗi công ty đều có những vấn đề phát sinh khác nhau mà một BA có thể giải quyết, cho dù đó là việc xử lý các hệ thống cũ đã lỗi thời, thay đổi công nghệ, quy trình bị lỗi, việc quản lý/chăm sóc khách hàng nghèo nàn hoặc là về sự hài lòng của khách hàng… Giá trị mà một BA mang lại đó là nhìn nhận rõ hiện trạng, vấn đề của một doanh nghiệp, và hệ thống hóa những gì cần xử lý để đem đến giải pháp tối ưu cho tổ chức, doanh nghiệp. 

BA đòi hỏi kỹ năng cứng và mềm

Đảm nhiệm vai trò là “kết nối” rất nhiều đối tượng với nhau trong một dự án, do đó công việc của BA đòi hỏi cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. 


Với tính chất công việc đòi hỏi sự tương tác với nhiều đối tượng trong dự án, bên cạnh giỏi chuyên môn nghề BA cần rèn luyện nhiều kỹ năng mềm. 

Theo thông tin của tổ chức IIBA (international institute business analysis), các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết đối với một BA là Kỹ năng giao tiếp và viết; Kỹ năng tổ chức; Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; Kỹ năng tư vấn và thương lượng; Hiểu biết về cấu trúc doanh nghiệp và kinh doanh; Khả năng phân tích các bên liên quan; Khả năng phân tích chi phí lợi ích; Mô hình hóa quy trình; Hiểu biết cơ bản về mạng, cơ sở dữ liệu và các các công nghệ khác. 

Mức lương của BA

Theo dữ liệu từ Payscale thì mức lương trung bình của BA là 69,466$ mỗi năm và ở Việt Nam theo thống kê từ Vietnamworks là khoảng 1,319$/tháng, cao hơn mức lương trung bình của các vị trí công việc tương tự khác có liên quan đến yếu tố công nghệ.

Học ngành gì để trở thành BA trong tương lai?

Để trở thành những BA trong tương lai, các bạn học sinh có thể lựa chọn ngành học MIS (hệ thống thông tin và quản lý) để theo học. Tại trường Đại học Hoa Sen, sinh viên theo học ngành MIS sẽ được trải nghiệm trong môi trường học tập năng động. Với triết lý giáo dục nhân bản và khai phóng, sinh viên sẽ được phát triển các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tổ chức, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề… để thích nghi với sự biến đổi không ngừng, điều mà một BA giỏi không thể thiếu. Sinh viên còn được tăng cường khả năng ngoại ngữ chuyên ngành thông qua 6 môn học chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh, giúp sinh viên MIS hòa nhập tốt hơn vơi vào môi trường doanh nghiệp đa văn hóa, đa quốc gia. 


Sinh viên Hoa Sen ngành MIS trải nghiệm tham quan tại công ty TNHH DEK Technologies Vietnam.

Các hoạt động học tập trải nghiệm tại doanh nghiệp cùng với 2 kỳ thực tập đã giúp sinh viên ngành MIS cập nhật thực tế cũng như gia tăng sự hiểu biết về cấu trúc doanh nghiệp và môi trường kinh doanh tại doanh nghiệp, một kỹ năng quan trọng của BA. Đặc biệt, là cơ hội được tham gia vào các dự án thực tại doanh nghiệp trong kỳ Thực tập tốt nghiệp đã giúp phần lớn sinh viên MIS tích lũy được kinh nghiệm thực tế và có được việc làm trước khi tốt nghiệp. 


Sinh viên và giảng viên ngành MIS đến tham quan, trải nghiệm tại công ty Amaris Vietnam.

    Ngành Hệ thống thông tin quản lý (MIS) 

    Đại học Hoa Sen là một trong số ít những trường góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực MIS có chất lượng cho thị trường lao động. Trên 85% sinh viên tốt nghiệp ngành MIS của trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành và cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại.

    • Mã ngành: 7340405
    • Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01/D03, D09
    • Chương trình học ngành MIS: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về quản trị doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ vào quản trị doanh nghiệp, cụ thể: quản trị kinh doanh, marketing, nhân sự, kế toán; phân tích thiết kế, cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin doanh nghiệp; Khả năng thu thập, phân tích, thiết kế các luồng thông tin trong các tổ chức; Sắp xếp, tổ chức, tối ưu hoá, liên tục cải tiến hệ thống thông tin trong tổ chức; Triển khai số hóa, tin học hoá hệ thống thông tin của tổ chức trên hệ thống máy tính, phần mềm quản trị. 
    • Để đăng ký xét tuyển vào ngành MIS tại trường ĐH Hoa Sen, thí sinh có thể sử dụng một trong những phương thức sau: Kết quả thi THPT quốc gia; Kết quả học tập 3 năm THPT (học bạ), Điều kiện riêng theo yêu cầu của ngành và kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG 2021.
    • Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến tại: http://xettuyen.hoasen.edu.vn/  hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại số 8 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM 

     

    Facebook Youtube Tiktok Zalo