Đại học Hoa Sen – HSU

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và nguồn cảm hứng cho hậu thế

Ngày 03/03/2017, Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội – Trường Đại học Hoa Sen đã tổ chức buổi diễn thuyết mang chủ đề “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và nguồn cảm hứng cho hậu thế” nhân dịp ngày tưởng niệm Hai Bà Trưng, ngày 06/02 (âm lịch). Diễn giả chính của buổi diễn thuyết là nhà nghiên cứu sử học Trần Viết Ngạc. 

Buổi diễn thuyết cung cấp cho độc giả thông tin về bối cảnh lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Mùa xuân năm 40, khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra đã phá bỏ sự đô hộ của chính quyền phương Bắc trên đất nước ta trong suốt hơn 100 năm. Trưng Trắc được mọi người suy tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương và đóng đô tại Mê Linh. Tuy cuộc khởi nghĩa chỉ giành được độc lập một thời gian ngắn nhưng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã tạo tiếng vang hùng hồn và là động lực thúc đẩy cho tinh thần đấu tranh giành lại độc lập cho những thế Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc cũng đưa ra nhận định phải chăng ta nên lấy ngày 6 tháng 2 âm lịch làm ngày Quốc khánh của nước ta như ý kiến của Phan Bội Châu và coi Hai Bà Trưng như Quốc tổ?

Dien gia nha su hoc tran viet ngac

Trong buổi diễn thuyết, diễn giả Trần Viết Ngạc cũng nhấn mạnh cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã tạo được nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho hậu thế, tạo ra những bài tuồng được lưu truyền đến ngày hôm nay. Chẳng hạn như Huỳnh Thúc Kháng viết tuồng “Trưng Nữ Vương bình ngũ lãnh” ở Côn Đảo cho các bạn tù diễn trong sân nhà tù ngàyTết (1910), trong đó Phan Châu Trinh đóng vai Thi Sách; Phan Bội Châu sáng tác tuồng “Trưng Nữ Vương” ở Bản Thầm, Xiêm (1911) nhằm nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của thanh niên; và Nguyễn An Ninh viết tuồng “Hai Bà Trưng” (1928).

Buổi diễn thuyết như một lời biết ơn đến Hai Bà Trưng, những người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đã từng hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình để đấu tranh giành lại quyền tự do cho đất nước. 

Cuối buổi diễn thuyết là phần giao lưu trao đổi giữa diễn giả và khách mời tham dự, phần nào cung cấp thêm nhiều kiến thức mới cho những người yêu sử. 

Facebook Youtube Tiktok Zalo