Đại học Hoa Sen – HSU

Hội thảo “Báo cáo các kết quả nghiên cứu về Giới và Xã hội” lần thứ 3

Từ hội thảo “Báo cáo các kết quả nghiên cứu về Giới và Xã hội” lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 8/2014 đến nay, Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội (GAS) – Trường Đại học Hoa Sen đã tổ chức được ba lần hội thảo trọn một ngày để các nhà nghiên cứu điểm lại những đề tài đã thực hiện về  lịch sử, văn học, các vấn đề xã hội với quan điểm nữ quyền và bình đẳng giới.

Ngày 18/08/2016, hội thảo “Báo cáo các kết quả nghiên cứu về Giới và Xã hội” đã được tổ chức thành công tại cơ sở chính Nguyễn Văn Tráng. 

Ban tổ chức rất vui mừng vì ngày càng có nhiều bài tham luận từ các trường đại học và viện nghiên cứu tại TP. HCM và các tỉnh lân cận được gửi về Hội thảo. Từ các bài tham luận được gửi về, Ban tổ chức đã chọn ra các bài thuyết trình theo năm nhóm chủ đề như sau:

Hoi thao bao cao cac ket qua nghien cuu ve gioi va xa hoi

Đại diện các đơn vị tham gia báo cáo tham luận.

Hoi thao bao cao nghien cuu gioi va xa hoi dai hoc Hoa Sen

Ban tổ chức chụp hình lưu niệm với các báo cáo viên, khách mời tham dự.

  • Chủ đề 1:  Giới, việc làm và di cư, gồm có các bài: “Sự thay đổi vai trò giới trong trong gia đình của người Raglai dưới tác động của di dân – Điển cứu tại xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận” của Nguyễn Thành Phúc và TS. Ngô Thị Thu Trang; “Hội nhập xã hội của nữ di cư người Khmer ở Bình Dương” của ThS. Lê Anh Vũ; “Tính tự lập của nữ giúp việc gia đình tại quận ven Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh” của TS. Ngô Thị Thu Trang, ThS. Châu Thị Thu Thủy và ThS. Lê Thị Hạnh.
  • Chủ đề 2:  Văn học nữ quyền, gồm có các bài: “Việc giảng dạy và nghiên cứu văn học nữ quyền tại Khoa Văn học và Ngôn ngữ  Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh” của TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân; và “Vấn đề nữ quyền trên báo chí ở đô thị miền Nam giai đoạn 1954- 1975” của ThS. Hồ Khánh Vân.
  • Chủ đề 3: Giới, việc làm và quyền quyết định, gồm có các bài: “Cách quản lý và quyền kiểm soát chi tiêu trong gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh” của ThS. Lê Thị Hạnh và “Việc ra quyết định các vấn đề của gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long trong mối quan hệ giới” của TS. Trần Hạnh Minh Phương.
  • Chủ đề 4: Xã hội hóa về giới, gồm có các bài: “Xã hội hóa về giới ở tầng lớp thanh niên” của Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Thị Kim Yến, Tôn Nữ Hoàng Hồng và Võ Ngọc Quỳnh; “Lãnh đạo nữ trong giáo dục đại học: Kinh nghiệm của nữ lãnh đạo cấp trung ở các trường đại học, cao đẳng ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của TS. Đặng Thị Ngọc Lan; “Tiếp cận lý thuyết “Trình diễn giới” trong nghiên cứu vấn đề giới” của Phù Khải Hùng và “Sự chuyển biến hình ảnh của phụ nữ trong các quảng cáo trên truyền hình” của ThS. Nguyễn Thị Hà.
  • Chủ đề 5: Giới và môi trường, gồm có các bài: “Giới và quản lý khu bảo tồn dựa vào cộng đồng” của ThS. Văn Ngọc Trúc Phương và “Vai trò của phụ nữ trong bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững tại khu vực ven biển Quảng Ngãi” của Trần Thị Thanh Sa.

Hội thảo cho thấy một bức tranh khởi sắc về việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, rõ ràng là nhiều người trong xã hội hiện nay đang ngày càng có ý thức tốt hơn về bình đẳng giới.

Theo Lê Thị Hạnh

Facebook Youtube Tiktok Zalo