Đại học Hoa Sen – HSU

Học cùng cộng đồng – Làn sóng mới trong giáo dục đại học

Đây chính là chủ đề của buổi hội thảo do Trung tâm Service-Learning thuộc Phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học & Hợp tác quốc tế tổ chức tại trụ sở Nguyễn Văn Tráng ngày 16/01/2021.

Tại buổi hội thảo, các bạn sinh viên HSU, các học viên đến từ Trung tâm Đào tạo nghề An Rê Mai Sen đã có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin hữu ích về mô hình Service-Learning trên thế giới, xu hướng áp dụng mô hình này trong môi trường giáo dục đại học tại Việt Nam nói chung cũng như tại HSU nói riêng, những dự án và môn học Service-Learning đã, đang và sẽ được đưa vào giảng dạy tại HSU ngay trong học kỳ sắp tới,…

Service-Learning (Học cùng cộng đồng, học thông qua phục vụ cộng đồng) là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các trường đại học ở Mỹ từ những năm 1990 và sau đó lan rộng ở các nước phát triển trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, mô hình Service-Learning đang được một số trường đại học quan tâm, trong đó, trường Đại học Hoa Sen (HSU) là một trong những cơ sở giáo dục đại học đầu tiên tại Việt Nam tiên phong nghiên cứu và đưa mô hình SL vào giảng dạy từ năm 2015.


TS. Lê Thị Ngọc Tú, Phụ trách Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học & Hợp tác quốc tế, trường ĐH Hoa Sen phát biểu khai mạc Hội thảo.

Hội thảo đã chào đón và lắng nghe những phần chia sẻ tâm huyết và truyền cảm hứng từ những khách mời là lãnh đạo của các tổ chức xã hội như: Chi hội Bảo trợ Trẻ em Hóc Môn (CEPORER), Làng Trẻ em SOS Gò Vấp, Trung tâm An Rê Mai Sen,… Qua đó, các bạn sinh viên hiểu hơn về các hoạt động thiện nguyện, những vấn đề xã hội “nóng bỏng” đang diễn ra ngay bên ngoài cánh cửa giảng đường, trách nhiệm xã hội và tinh thần công dân của mỗi một cá nhân đối với cộng đồng,…


Các giảng viên chia sẻ thông tin về những môn học và dự án Service-Learning đã, đang, và sẽ được triển khai tại HSU.
Cô Hồng Tô Huệ Lan, Giám đốc Chi hội Bảo trợ trẻ em Hóc Môn (CEPORER) chia sẻ những ấn tượng của mình về các hoạt động dự án do sinh viên HSU tổ chức. 

Cũng tại buổi hội thảo, các bạn sinh viên, giảng viên và đối tác cộng đồng đã có những trao đổi, kết nối để tiếp tục lan tỏa mô hình Service-Learning một cách rộng rãi hơn trong thời gian tới.

Hiện nay, HSU đang áp dụng một số mô hình của Service-Learning trong giảng dạy và hoạt động, gồm: 

  • Đề án Service-Learning (SLA): là hình thức lồng ghép các bài tập Service-Learning trong môn học, giảng viên thay đổi phương pháp dạy học, cách đánh giá và dành thời gian cho sinh viên học và phục vụ tại cộng đồng. Ở hình thức này, sinh viên nhận được điểm từ giảng viên và đối tác cộng đồng;
  • Môn học Service-Learning (SLC): với hình thức này, sinh viên khoảng 1/3 thời lượng môn học để phục vụ cộng đồng và 1/3 thời lượng để chuẩn bị, viết nhật ký cá nhân, thực hiện báo cáo nhóm, bài thuyết trình nhóm. Ở hình thức này, sinh viên nhận được điểm từ giảng viên, đối tác cộng đồng, từ việc viết nhật ký cá nhân và từ nhóm trưởng;
  • Dự án Service-Learning (SLI: là các nhu cầu cộng đồng được khởi xướng thành dự án, qua đó sinh viên tích lũy thực tập nhận thức dưới hình thức tích lũy;
  • Dự án Service-Learning quốc tế (ISL): là các dự án hợp tác với các trường đại học quốc tế, qua đó, sinh viên có cơ hội phục vụ cộng đồng, giao lưu văn hóa và học hỏi các giá trị từ bạn bè;
  • Dự án Service-Learning nước ngoài (OSL):  là các dự án SL được thực hiện ở nước ngoài bởi sinh viên trường Đại học Hoa Sen.Trong Học kỳ 20.2A, năm học 2020-2021, môn học Service-Learning “Giới và Phát triển Kinh tế” sẽ được đưa vào giảng dạy chính thức tại HSU.

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo