Đại học Hoa Sen – HSU

GS.TS James Riedel thuyết giảng, phân tích cán cân thương mại Mỹ-Trung

GS.TS James Riedel đã có buổi thuyết giảng tại Trường Đại học Hoa Sen với tiêu đề “What’s behind US and Global trade imbalances”, phân tích cán cân thương mại Mỹ-Trung.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc từ ngày 07/10/2019 đến 11/10/2019 tại Trường Đại học Hoa Sen, chiều ngày 10/10 tại hội trường 903 Trụ sở Nguyễn Văn Tráng, GS.TS James Riedel, Trường Quốc tế học cấp cao (SAIS) trực thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã có buổi thuyết giảng với tiêu đề “What’s behind US and Global trade imbalances” (Điều gì phía sau Sự mất cân bằng trong cán cân thương mại Toàn cầu và Mỹ).

GS.TS James Riedel trong buổi thuyết giảng tại Trường Đại học Hoa Sen.

GS.TS James Riedel cho biết, theo lý thuyết về lợi thế so sánh, những nước nghèo có lợi thế trong tương lai và các nước giàu có lợi thế trong hiện tại. Các nước đang phát triển có triển vọng hơn trong tương lai bởi triển vọng tăng trưởng của họ lớn hơn các nước giàu. Các nước đang phát triển khát vốn nên có suất sinh lợi của vốn cao hơn các nước giàu. Vì vậy, các nước có thể trao đổi thương mại: các nước phát triển đầu tư vốn, máy móc, công nghệ sang nước nghèo để có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và đổi lấy những hàng hóa trong tương lai của các nước nghèo. Điều đó có thể dẫn đến cảm nhận nước nghèo sẽ bị thâm hụt cán cân thương mại, tài khoản vãng lai và nước giàu thặng dư thương mại, thặng dư tài khoản vãng lai. Nước nghèo nhận được hàng hóa tiêu xài, máy móc đầu tư còn nước giàu nhận được những dịch vụ khác.

Sự kiện thu hút đông đảo giảng viên, nhân viên và học viên MBA Hoa Sen tham dự.

Tuy nhiên, theo GS.TS James Riedel, chúng ta đang sống trong thế giới mà Lý thuyết lợi thế so sánh rất hay, nó làm cho nước nghèo giàu lên và nước giàu càng giàu nữa, trái ngược với lý thuyết vừa nêu trên.

GS.TS James Riedel chỉ ra rằng tích tụ ngoại tệ của Trung Quốc (năm 2000-2014) tương quan rất chặt chẽ giữa thâm hụt ngân sách của Mỹ và dòng vốn từ Trung Quốc đầu tư sang Mỹ. Ông cũng đưa ra 2 giả thuyết để chứng minh là: lý thuyết về lợi thế so sánh là sai – vốn không chảy sang nước có lãi suất sinh lợi cao và chính sách của các chính phủ quyết định dòng chảy của vốn mà không phải thị trường.

Theo lý thuyết, dòng vốn đổ sang nước nghèo mà có triển vọng tăng trưởng cao, từ khu vực tư nhân của nước giàu sang khu vực tư nhân của nước nghèo. Dữ liệu cho thấy dòng vốn chính yếu là ngân hàng trung ương của nước nghèo chuyển sang cho ngân hàng trung ương của nước giàu. Điều này cho thấylý thuyết đúng với những nước nghèo có triển vọng tăng trưởng tốt và đúng trong khu vực tư nhân. Vốn của nền kinh tế được thống lĩnh bởi khu vực công: ngân hàng trung ương mua ngoại hối và đầu tư sang nước giàu. Lý thuyết đúng với một số khu vực của những nước nghèo, cho thấy vai trò của ngân hàng trung ương của các nước nghèo như Trung Quốc là rất mạnh.

GS.TS James Riedel cho biết, trong dòng vốn chảy sang thị trường tài chính Mỹ thì Trung Quốc chiếm phần lớn. Câu hỏi là tại sao Trung Quốc làm chuyện đó và tác động của chuyện đó là gì. Trong cả hai tài khoản: tài khoản vãng lai (thể hiện ngoại thương) và tài khoản tài chính (thể hiện cán cân thanh toán quốc gia) trong khoảng thập niên 2010 thì Trung Quốc có khoản thặng dư vô cùng lớn, tốc độ của xuất khẩu tăng rất nhanh và nguồn USD thu về nằm ở ngân hàng thương mại Trung Quốc vô cùng lớn và FDI đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng gia tăng mạnh mẽ vào Trung Quốc. Một lượng lớn USD đổ vào thị trường Trung Quốc, làm chính phủ lo ngại đồng Nhân Dân Tệ lên giá, sẽ làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng xuất khẩu Trung Quốc. Để làm giảm sự tăng giá của đồng nội tệ, ngân hàng Trung Quốc tung tiền ra mua USD, dẫn đến lạm phát tăng nhanh; Trung Quốc phải bán trái phiếu của chính phủ ra để lấy nội tệ vào. Như vậy, Trung Quốc vi phạm luật thương mại quốc tế vì đây là hành động thao túng tiền tệ, bảo hộ.

Lý do là gì? Thập niên 80 nền kinh tế Trung Quốc rất nhỏ và có khoảng 500-600 triệu dân ở nông thôn thất nghiệp. Để phát triển kinh tế phồn vinh và an sinh xã hội thì chỉ có cách kéo lượng lao động dư thừa này vào làm việc, bằng cách thu hút họ vào làm việc ở các công ty, nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu.

“Chính sách phát triển của Trung Quốc đã có những mâu thuẫn lớn: càng thành công về lượng xuất khẩu và thu về lượng USD lớn thì càng làm đồng Nhân Dân tệ lên giá, giảm sức cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, Trung Quốc lại áp dụng chính sách để trung hòa, tác động lên tỉ giá hối đoái để giữ cho đồng Nhân dân tệ không lên giá. Việc này cũng vi phạm luật quốc tế, người ta gọi là bảo hộ; và người ta đưa ra lý do để biện minh, đó là sự thất bại thị trường.

Lý do là gì? Thập niên 80 nền kinh tế Trung Quốc rất nhỏ và có khoảng 500-600 triệu dân ở nông thôn thất nghiệp; Chính phủ Trung Quốc phải giải quyết vấn nạn này. Chiến lược mà họ đi theo là chính sách kinh tế theo định hướng xuất khẩu và để giữ bền vững, họ dùng chính sách can thiệp tỉ giá hối đoái. Thật vậy, để phát triển kinh tế phồn vinh và an sinh xã hội thì chỉ có cách kéo lượng lao động dư thừa này vào làm việc, bằng cách thu hút họ vào làm việc ở các công ty, nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu”, GS.TS James Riedel chia sẻ.

GS.TS James Riedel khẳng định, với sự can thiệp trung hòa đó thì đối với Trung Quốc, tốn chi phí nhưng cũng thu lại lợi ích. Chi phí cơ hội của Trung Quốc là nguồn vốn đem đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu của chính phủ Mỹ lãi suất thấp, không dùng đồng vốn đó cho phát triển các dự án ở trong nước với lãisuất cao hơn. Ông tính tổn phí Trung Quốc phải mất về cơ hội sử dụng vốn là 150-300 tỉ USD và so với tổn phí đó, Trung Quốc thu lợi khi chuyển khoảng 400 triệu người ra khỏi nông thôn lên thành thị vô nhà máy; thu lợi từ dịch chuyển đó là từ 300-600 tỉ USD.

“Tôi lập luận rằng can thiệp, thao túng của chỉnh phủ Trung Quốc là có lợi cho Trung Quốc. Có lợi cho Mỹ không? Có người tính toán nói rằng, sự cạnh tranh trỗi lên của Trung Quốc đã làm nước Mỹ mất 2 triệu việc làm; nhưng những người mua nhà mua xe ở Mỹ lại được hưởng lãi suất thấp. So sánh về con người, Trung Quốc tạo ra 400 triệu công ăn việc làm mà Mỹ có mất chỉ có 2 triệu. Nó chỉ kéo dài đến 2010, sau 2010 Trung Quốc không áp dụng chính sách can thiệp tỉ giá hối đoái nữa”, GS.TS James Riedel cho biết.

Facebook Youtube Tiktok Zalo