Đại học Hoa Sen – HSU

4 hiểu lầm phổ biến về ngành Quản lý tài nguyên và môi trường

Quản lý tài nguyên và môi trường là đề tài nóng hơn bao giờ hết, nhất là khi áp lực về đô thị hóa, công nghiệp hóa, gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Đây cũng là ngành học có nhiều hiểu lầm đối khiến nhiều bạn trẻ còn ngần ngại hoặc từ bỏ lựa chọn đam mê ngành nghề của mình khi nghe những thông tin đồn thổi không rõ ràng.

Qua bài viết này, sẽ có nhiều “bật mí” khiến bạn bất ngờ và  giúp bạn vững tin để sẵn sàng  theo đuổi đam mê yêu thích làm việc trong lĩnh vực môi trường.

Hiểu lầm 1. Học Môi Trường khó tìm việc, lương không cao

Thông thường, nhiều bạn sẽ nghĩ ngay đến việc học môi trường chỉ có thể làm ở các cơ quan nhà nước với mức lương thấp. Thực tế, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường có nhiều cơ hội việc làm, ví dụ như cơ quan quản lý môi trường, các công ty trong và ngoài nước, và các tổ chức phi chính phủ,..


Thông báo tuyển dụng của một công ty trong nước tháng 8/2021. Nhân viên vận hành yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp.

Mức lương tùy thuộc vào vị trí và năng lực của mỗi người. Đối với công ty trong nước dao động từ 10 đến 30 triệu/tháng. Đối với những bạn có kỹ năng tiếng anh tốt, mức lương phổ biến ở công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức phi chính phủ là gần 40 triệu/tháng. 


Thống kê mức lương trung bình của vị trí quản lý môi trường ở TP. HCM

Ngoài ra, theo dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08 nhóm ngành tại TP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025,nhóm ngành Xây dựng – Kiến Trúc – Môi trường là một trong những nhóm ngành thu hút nhiều lao động trong đó nhu cầu nhân lực 1 năm khoảng 10.800 chỗ việc làm trống. 

Hiểu lầm 2 –  Học môi trường chỉ làm những công việc liên quan đến rác và “dơ”

Khi nói đến ngành Môi Trường nhiều bạn nghĩ đến các công việc như thu gom rác. Nhưng thực tế, ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường là một ngành học rộng. Người học sẽ được học các kiến thức và kỹ năng để có thể tư vấn các giải pháp, thiết kế để bảo vệ môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, quản lý chất thải, tham gia qui hoạch bảo vệ tài nguyên và phát triển năng lượng tái tạo, phát triển các công nghệ giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.

Trong chương trình học sinh viên có quan sát và thực hành để hiểu bản chất của chất ô nhiễm. Tuy nhiên, sinh viên sau khi tốt nghiệp rất ít tiếp xúc với nước thải hay chất thải mà công việc chủ yếu là ở văn phòng.


Buổi workshop chuyên ngành dành cho sinh viên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường ĐH Hoa Sen.

Hiểu lầm 3 –  Học môi trường “khô như xương”

Hoàn toàn trái ngược, ngành môi trường là một ngành học rộng gắn với các vấn đề môi trường toàn cầu và biến đổi khí hậu. Sinh viên học ngành này luôn đòi hỏi tư duy, sáng tạo các giải pháp, thiết kế để bảo vệ môi trường để đáp ứng nhu cầu xã hội. 


Sinh viên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường trường Đại học Hoa Sen luôn được trải nghiệm thực tế trong quá trình học. 

Theo TS. Nguyễn Thanh Phong, Giám đốc chương trình Quản lý Tài Nguyên và môi trường, trường Đại học Hoa Sen chia sẻ, ngành môi trường sáng tạo nhưng phải thực tế. Sinh viên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường tại HSU luôn được tiếp cận với môi trường thực tiễn thông qua những dự án phục vụ cộng đồng. Các bạn sẽ có cơ hội sinh sống cùng người dân ở những nơi đang gặp những vấn đề môi trường và tìm ra giải pháp khắc phục. Các bạn được xuống Bến Tre hướng dẫn nông dân tái sử dụng phân heo, hay thiết kế hệ thống lọc nước cho các làng chưa có nước sạch ở Vĩnh Long. Cách học này để lại ấn tượng với sinh viên, cho thấy ý nghĩa ngành học của các bạn với cộng đồng.


Sinh viên Hoa Sen – ngành Quản lý tài nguyên môi trường và dự án cộng đồng tại tỉnh Bến Tre. 

Hiểu lầm 4 – Học môi trường ít có cơ hội thăng tiến

Thông tin này hoàn toàn không chính xác, vì bất kể bạn học ngành nào cũng có lộ trình thăng tiến trong nghề nghiệp, không chỉ riêng ngành Môi trường. Sự cố gắng, nỗ lực và không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn trong suốt quá trình làm việc và kế hoạch hành động rõ ràng sẽ giúp bạn sớm đạt được nấc thang thành công trong nghề nghiệp. Lĩnh vực môi trường khá là rộng, nên tùy theo định hướng nghề nghiệp mà bạn lựa chọn ví dụ như lộ trình thăng tiến trong ngành Môi Trường ở các công ty nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ rất rõ ràng với các chức danh như junior, mid-senior, senior và giám đốc.

Bạn cũng có thể bắt đầu khởi nghiệp với những dự án môi trường. Một số dự án khởi nghiệp từ môi trường nổi tiếng hiện nay như kinh doanh ống hút làm bằng vật liệu hữu cơ; thu mua ve chai qua ứng dụng trên thiết bị di động có tên “App Ve chai”, sinh viên ngành Quản lý tài nguyên và môi trường ở đại học hoa sen cũng có những dự án sáng tạo như dự án thiết kế thiết bị làm khô nông sản bằng năng lượng mặt trời, dự án tủ sách làm bằn vật liệu bả cafe, dự án làm thiết bị sạc điện thoại bằng năng lượng mặt trời.


Mô hình Pin sạc dự phòng năng lượng mặt trời – đề án của sinh viên Hoa Sen ngành Quản lý tài nguyên và môi trường trường Đại học Hoa Sen.

Mô hình sinh khí Biogas tạo ra điện năng –  đề án của sinh viên Hoa Sen ngành Quản lý tài nguyên và môi trường trường Đại học Hoa Sen.

Hơn thế nữa, ngành Môi trường rất được quan tâm ở các nước trên thế giới, nhiều trường đại học và chính phủ ở các nước phát triển cấp học bổng toàn phần cho sinh viên học tiếp chương trình cao học và nghiên cứu sinh. Do đó, sau khi hoàn tất chương trình đại học, cánh cửa du học của bạn cũng rộng mở hơn. 

Facebook Youtube Tiktok Zalo