Đại học Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ SỐ 7: ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH

1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ FINTECH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NHNN:

Dự kiến từ năm 2021 sẽ chính thức tiến hành tiếp nhận hồ sơ và chấp thuận cho các ngân hàng, công ty cung ứng giải pháp Fintech tham gia Cơ chế thử nghiệm hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Theo Dự thảo Nghị định đang được xây dựng, các lĩnh vực Fintech được tham gia Cơ chế thử nghiệm Fintech bao gồm Thanh toán, Tín dụng, Cho vay ngang hàng (P2P Lending), Hỗ trợ định danh khách hàng, Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), Các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như Blockchain, Các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn…)Thời gian thử nghiệm các giải pháp Fintech là 1-2 năm tùy từng giải pháp và lĩnh vực cụ thể, tính từ thời điểm được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thử nghiệm. NHNN căn cứ trên báo cáo tổng kết và quá trình giám sát trình Thủ tướng phương án xử lý tiếp theo, gồm: Dừng thử nghiệm, chứng nhận hoàn thành thử nghiệm hoặc gia hạn thử nghiệm. Đây là cơ hội và thách thức trong sự phát triển kinh tế số tại Việt nam. Chúng ta sẽ chuẩn bị gì bắt kịp xu hướng trong nền kinh tế 4.0?

2. CÔNG NGHỆ FINTECH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P) THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TẠI VIỆT NAM

Theo hình thức này, doanh nghiệp cho vay ngang hàng cung cấp nền tảng giao dịch trực tuyến để người vay kết nối trực tiếp vay mượn với người cho vay. Toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến ghi nhận và lưu trữ bằng các bảng điện tử, số hoá. Cho vay ngang hàng được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, những doanh nghiệp hoạt động theo loại hình này sử dụng công nghệ Big Data để thu thập tất cả dữ liệu của cả hai phía người cho vay và người đi vay. 2.1.Lợi ích P2P Thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt là tại các địa bàn mà hệ thống tài chính chưa phát triển, người dân, các hộ kinh doanh, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính-ngân hàng với chi phí thấp, ít thủ tục. Việc thẩm định hồ sơ khách hàng được tiến hành trực tuyến một cách nhanh chóng và rẻ hơn hình thức truyền thống, nhà đầu tư có quyền lựa chọn đối tác muốn vay trên nền tảng cho vay ngang hàng. Tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, internet, thiết bị di động, đặc biệt là dữ liệu lớn khuyến khích sự ra đời và phát triển sản phẩm công nghệ. Cho vay ngang hàng cũng góp phần đẩy lùi tín dụng đen. 2.2.Rủi Ro Rủi ro chính sách, khung pháp lý, luật tín dụng để giám sát và quản lý đối với hoạt động cho vay ngang hàng. Rủi ro cho người đi vay và người cho vay khi tham gia hoạt động cho vay ngang hàng.

3. HOẠT ĐỘNG CHO VAY QUA APP THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TẠI VIỆT NAM

3.1. Lãi suất cho vay bao nhiêu thì mới gọi là “cho vay nặng lãi” ?

Theo điều 201 bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 cho vay với lãi suất gấp 5 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong bộ luật Dân sự và có thu lợi bất chính được xem là cho vay nặng lãi. – Căn cứ theo điều 468 bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

3.1.1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. – Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. – Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

3.1.2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

3.2.Thực trạng:

3.2.1.Hình thức vay thứ 1: Các đối tượng cho vay sẽ tạo các ứng dụng ( app ) trên điện thoại chẳng hạn như “ vay tocdo”, “ Moreloan, “ VD online”. Các app này được giới thiệu rộng rãi qua các kênh như facebook, Web để người vay dễ tiếp cận. Khi có nhu cầu thì ứng dụng sẽ yêu cầu người vay tạo 1 tài khoản cung cấp thông tin cá nhân (hình ảnh, CMND, số tài khoản ngân hàng) và đồng ý theo các điều khoản của họ, trong đó có điều khoản buộc người vay đồng ý cho ứng dụng truy cập danh bạ trên điện thoại di động. Người vay thực tế không được vay đúng số tiền mà bị trừ đi một số gọi là phí dịch vụ hay lãi trã trước. Nếu chậm trả tiền lãi sẽ phạt từ 2-5% tính ra mức cho vay qua ứng dụng có thể đến 3%/ngày , 90%/tháng. Khi gần đến hạn sẽ có nhân viên nhắc nợ và nếu không trả đúng sẽ có nhân gọi cho người thân, bạn bè để đe dọa người vay tiền.

3.2.2.Hình thức vay thứ 2: Các đối tượng cho vay sẽ tạo các ứng dụng ( app ) trên điện thoại. Các app này được giới thiệu rộng rãi qua các kênh như facebook, Web để người vay dễ tiếp cận. Cách vận hành là lãi suất có vẻ không cao nhưng tính các khoản phí quản lý, thu nợ, phí tư vấn….rất cao. Chẳng hạn, vay 4 triệu trong 7 ngày với lãi suất 0,02 % /ngày. Nhưng thực tế nhận chỉ khoảng 2tr – 3tr đồng do trừ phí quản lý. Người vay phải cung cấp các thông tin về CMND, điện thoại. Sau đó khi không trả nợ đúng hạn sẽ được hướng dẫn sang các app khác vay, việc việc vay qua nhiều app làm số tiền phải trả sẽ tăng lên nhiều lần vay 4 tr có thể tăng lên 20 tr. Nếu người vay không trả những đối tượng này lập facebook ảo lên mạng nói xấu bôi nhọ, khủng bố gia đình người vay…. Có cả trường hợp khách hàng tải app về, sau đó chỉ hỏi thông tin vay nhưng sau đó đổi ý không vay. Nhưng sau đó vẫn liên tục bị đòi nợ với lý do là phí tư vấn.

3.3.Thách thức:

Chưa có luật định rõ ràng và chế tài nghiêm khắc với hình thức cho vay qua app này – Nhu cầu nay của người dân để trang trải các khoản tiêu dùng nhỏ nhưng cấp thiết trước mắt vẫn còn nhiều. – Trong khi vay đó chính thống tại các ngân hàng thương mại mặc dù thủ tục vay đã tiết giảm rất nhiều nhưng vẫn không nhanh và đơn giản như vay qua app, gây tâm lý ngại đến ngân hàng của người dân

4. NHẬN XÉT, KẾT LUẬN

Hoàn thiện hành lang pháp lý tại Việt Nam đối với những sản phẩm dịch vụ tài chính mang tính cách mạng, đối với công ty cung cấp giải pháp, người tham gia cho vay và người đi vay. Nghiên cứu cập nhật thay đổi sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu các mô hình cho vay trên thế giới, kinh nghiệm quản lý, giám sát hoạt động này, từ đó xây dựng khung khổ pháp lý tối ưu để phát huy những mặt tích cực của sản phẩm dịch vụ này Đưa ra các quy định, chính sách giảm thiểu các rủi ro và tác động tiêu cực đến các chủ thể tham gia, đảm bảo an toàn cho người dân, Doanh nghiệp cung cấp giải pháp và đơn vị cho vay, từ đó thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam. Đối tượng tham gia (doanh nghiệp và người dân), cần cân nhắc kỹ và tính toán cẩn thận để tránh rơi vào hệ lụy của cho vay, tín dụng đen…Trong đó, người dân, Doanh nghiệp nên tìm hiểu kĩ thông tin, thận trọng khi tham gia các nền tảng cho vay.

Facebook Youtube Tiktok Zalo