Đại học Hoa Sen

Thư mời tham dự Seminar Giáo dục Khai phóng – Ngày 23/2/2019

THƯ MỜI

Kính gửi Quý học giả, Thầy/Cô, Anh/Chị,

Bộ môn Giáo dục Khai phóng, Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Hoa Sen trân trọng giới thiệu với Quý học giả, quý Thầy/Cô, Anh/Chị, thông tin về Seminar Giáo dục Khai phóng, một sinh hoạt học thuật định kỳ của Bộ môn, trong tinh thần phụng sự sinh viên, phụng sự học thuật và phụng sự cộng đồng.

Bộ môn GDKP kính mời Quý học giả, quý Thầy/Cô, Anh/Chị, tới tham dự buổi sinh hoạt học thuật thứ ba của Seminar GDKP.

Chủ đề: Hannah Arendt:  Labor, Work, Action (Hannah Arendt: Lao động, tạo tác, hành động)

Diễn giả: TS. Lisa Stenmark, San Jose State University

Người phiên dịch: ThS. Nguyễn Thị Minh, Đại học Sư phạm TPHCM

Thời gian: 14h – 17h, thứ Bảy, ngày 23/2/2019

Địa điểm: Phòng 407, Đại học Hoa Sen, số 8 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh

ĐĂNG KÝ THAM DỰ: tại đây

Rất trân trọng đón tiếp quý vị!

Ban tổ chức Seminar GDKP

Diễn giả

Tiến sĩ Lisa Stenmark giảng dạy nghiên cứu khoa học nhân văn và nghiên cứu so sánh tôn giáo tại Đại học San Jose State. Bà là tác giả của Religion, Science and Democracy: A Disputational Friendship, cuốn sách nói về quyền lực của khoa học và tôn giáo trong đời sống cộng đồng, bà cũng viết nhiều bài báo về mối quan hệ giữa tôn giáo và khoa học. Gần đây công việc của bà tập trung vào cách thức lưu truyền của các tự sự văn hóa– có thể một cách cố ý hoặc không –, các thực hành mang tính phá hủy của khoa học, công nghệ và tôn giáo xuyên văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam, nơi bà thường xuyên tới làm việc từ năm 2000. Tiến sĩ Stenmark tích cực hoạt động trong các tổ chức American Academy of Religion và Arendt Circle, và là một học giả Fulbright tại Việt Nam năm 2017. Bà nhận bằng thạc sĩ thần học tại Pacific Lutheran Theological Seminary/ the Graduate Theological Union, và bằng tiến sĩ về nghiên cứu tôn giáo tại Đại học Vanderbilt. Thời gian rảnh rỗi, bà chạy marathon, tập Akido và đọc nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng.

Chủ đề Seminar

Hannah Arendt là một trong những nhà tư tưởng độc đáo và có ảnh hưởng nhất thế kỉ 20. Bà được biết đến nhiều nhất bởi việc thách thức các nền tảng của truyền thống triết học phương Tây, đặc biệt là chỉ ra nhiều thiếu sót của nó khi đối diện với đời sống và những trải nghiệm của người hiện đại. Trong tư tưởng phương Tây, điều ta làm với cơ thể mình, cách ta kiến tạo thế giới, cùng cách ta sống và hoạt động cùng nhau – hoạt động chính trị! – là không quan yếu, trừ phi nó hỗ trợ cho hoạt động tư duy – triết học! Arendt chất vấn ý niệm này, dựa trên một quan niệm trái ngược với các suy tưởng của Marx về bản chất của lao động, Arendt phân chia rõ hơn đời sống hoạt động thành lao động, lao động chế tạo (tạo tác) và hành động. Thêm vào đó, bà cũng lập luận rằng suy tư và hành động phải được xem xét cùng nhau, rằng đời sống tinh thần nhằm cùng phục vụ cho cuộc sống của chúng ta. Sau khi miêu tả các phạm trù của Arendt và hiểu biết của bà về suy tư và hành động, bài nói chuyện sẽ kết lại bằng gợi ý vì sao việc phân chia đời sống hoạt động thành ba phạm trù lao động, tạo tác, hành đông, cho đến hiện nay vẫn giữ vai trò quan trọng.

Người phiên dịch

Nguyễn Thị Minh hiện là giảng viên Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Các mối quan tâm chính của cô là nghiên cứu so sánh văn học, điện ảnh, nghiên cứu chủ thể và kí hiệu học. Cô viết nhiều bài báo về nghiên cứu văn học, kí hiệu học, dịch thuật về triết học, nghiên cứu điện ảnh. Cô là học giả thỉnh giảng tại Đại học Oregon, Mỹ năm 2018. Cô cũng tham gia tổ chức và trình bày báo cáo tại nhiều hội thảo trong và ngoài nước.

 

INVITATION

Dear Scholars, Students, and friends of Hoa Sen University community,

Dr. Lisa Stenmark will give a lecture on  Arendt’s philosophy,  in the framework of Seminar Series on Liberal Education, a periodic academic activity organized by Department of Liberal Education, Faculty of Social Sciences. The seminar series is being conducted free of charge, in the spirit of serving students, the academic circle, and the community.

We would like to invite you to participate in Stenmark’s lecture. 

Subject: Hannah Arendt: Labor, Work, Action

Speaker: Dr. Lisa Stenmark, San Jose State University

Interpreter: Ms. Nguyen Thi Minh, Ho Chi Minh City University of Education.

Time: 14h – 17h, Saturday, February 23, 2019

Place: Room 407, Hoa Sen University, 8 Nguyen Van Trang Street, District 1, HCMC

REGISTRATION: please fill in this form.

We hope to see you there!

Organizing Committee of Seminar Series on Liberal Education

 

Speaker

Lisa Stenmark teaches Humanities and Comparative Religious Studies at San Jose State University. She is the author of Religion, Science and Democracy: A Disputational Friendship, on scientific and religious authority in public life, and has written numerous articles on the relationship between religion and science. Her more recent work looks at the ways cultural narratives perpetuate—intentionally or otherwise—destructive practices of science, technology and religion cross-culturally, particularly in the context of Viet Nam, where she has been travelling regularly since 2000. Dr Stenmark is active in the American Academy of Religion and the Arendt Circle, and was a Fulbright Scholar in Viet Nam in 2017. She earned an MDiv/MA from Pacific Lutheran Theological Seminary/ the Graduate Theological Union, and a Ph.D. in Religious Studies from Vanderbilt University. In her spare time she runs ½ Marathons, practices Aikido and reads way too much science fiction.

Seminar Topic

Hannah Arendt was one of the most original and influential thinkers of the 20th Century. Best known for her challenge to the foundations of Western Philosophical tradition, particularly in light of its failures in the face of modern life and experiences. Using Arendt’s short essay “Labor, Work and Action” as a starting point, this lecture will explore one of her key criticisms, which concerns the way Western Philosophy privileges the life of the mind over the active life.  In Western thought, what we do with our bodies, how we construct the world, and how we live and act together —politics!—is irrelevant, except when it supports the activity of thinking – philosophy! Arendt challenged this idea, building on Marx’ reversal, and his insights on the nature of labor, Arendt further divides the active life between labor, productive labor (work), and action.  In addition, she also argues that thinking and acting must be considered together, that the life of the mind is meant to serve our life together.  After describing Arendt’s categories, and her understanding of the relationship between thinking and acting, this lecture will conclude by suggesting why these distinctions remain important.

Interpreter

Nguyen Thi Minh is currently a lecturer in the Faculty of Linguistics and Literary Studies, Ho Chi Minh City University of Education. Her main concerns are studying comparisons of literature, cinema; subjectivity research and semiotics. She wrote many articles on literary study, semiotics; translated philosophical, film study works. She was a visiting scholar at the University of Oregon, USA in 2018. She has participated in organizing and presenting reports at many workshops and conferences at home and abroad.

Facebook Youtube Tiktok Zalo