Đại học Hoa Sen

Thư mời Chương trình học thuật khai phóng – Ngày 6/6/2020

 

 

KHÁI NIỆM QUYỀN LỰC TRONG CHÍNH TRỊ HỌC

CỦA HANNAH ARENDT

Quyền lực chính trị thông thường được hiểu như là quyền lực được thể hiện và thực thi trên người khác, như là quyền lực cưỡng bức và áp đặt đối với người khác, bắt người khác phải tuân theo mệnh lệnh của những người nắm quyền…

Hannah Arendt đã đề xuất một quan niệm về quyền lực hoàn toàn khác với cách hiểu trên đây, lý thuyết quyền lực của bà mang đậm tính nhân văn; và cùng với quan niệm này bà đã đặt các hoạt động chính trị của nhân loại vào một chiều kích bất ngờ của nhân tính. Quan niệm đó là gì? Nguyễn Thị Từ Huy sẽ giới thiệu quan niệm độc đáo này với những người quan tâm vào 9h sáng thứ bảy, ngày 6 tháng 6 năm 2020, tại salon văn hóa Cà phê thứ Bảy.

* Giới thiệu về Chương trình học thuật khai phóng: kính mời Quý vị tham khảo tại đây.

 

VÀI NÉT VỀ DIỄN GIẢ

TS. NGUYỄN THỊ TỪ HUY

 

Nguyễn Thị Từ Huy hiện là Trưởng Bộ môn Giáo dục Khai Phóng thuộc Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Hoa Sen. Bà bảo vệ luận án tiến sĩ Văn học Pháp năm 2008 và luận án tiến sĩ triết học chính trị năm 2018, tại Đại học Paris Diderot. Các nghiên cứu về văn học của bà tập trung vào lý thuyết văn học đương đại, đặc biệt với các tác giả : Barthes, Ricoeur, Genette, Foucault, Deleuze, Derrida. Với cách tiếp cận liên ngành, bà tra vấn một số vấn đề nằm ở giao điểm của các khoa học xã  hội và khoa học nhân văn : mối quan hệ giữa sáng tạo và tiếp nhận, giữa lo-gic và cảm giác, vấn đề diễn giải, sự tan rã của bản sắc ở thời đương đại, sự đổ vỡ của các cấu trúc chủ thể và các cấu trúc biểu tượng. Nghiên cứu gần đây của bà trong lĩnh  vực triết học chính trị dựa trên nền tảng suy tưởng của các triết gia đương đại : Arendt, Deleuze-Guattari, Lefort, Havel, để từ  đó phát triển suy nghĩ về các vấn đề chính trị ngày nay. Bà là tác giả của hai cuốn sách (Alain Robbe-Grillet: sự thật và diễn giải, NXB Hội Nhà Văn & ĐạiViệt Book, 2009, Social Life in lại lần 2, 2019. Viết – cô đơn và sức mạnh, NXB Hội Nhà Văn, 2014), bài viết trong công trình tập thể (Alain Robbe-Grillet: Balises pour le XXIe siècle, Presses Sorbonne Nouvelle, Paris, 2010), và các bài báo trên các tạp chí Việt Nam  và quốc tế.

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo