Đại học Hoa Sen

Hội thảo dịch thuật với chủ đề ” Dịch giả văn học – Kẻ đồng sáng tạo hay là con khỉ của nhà văn?” & “Vấn đề dịch tựa tác phẩm văn học”

Lúc 9h00 đến 11h30, thứ Bảy, ngày 06/06/2015
Phòng 601, trường Đại học Hoa Sen, số 08 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, Tp.HCM

Phòng Nghiên cứu Khoa học, Ban Tu thư – Dịch thuật Trường Đại học Hoa Sen tổ chức chuỗi hội thảo về dịch thuật, kỳ 1 gồm hai chủ đề: “Dịch giả văn học – Kẻ đồng sáng tạo hay là con khỉ của nhà văn?” và  “Vấn đề dịch tựa tác phẩm văn học”.
 

1/

  • Một vấn đề được đặt ra từ lâu và vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát và thuyết phục: Người dịch có nên tôn trọng ngôn ngữ nguyên tác, bao gồm phong cách viết và nét thẩm mỹ, hay chỉ theo đuổi phong cách dịch của mình? Có thể định dạng một phong cách dịch của một dịch giả nào đó không thông qua cách dùng chữ, thêm hay bớt câu, từ, hay dịch giả đơn thuần là người chuyển ngữ, nghĩa là dịch giả không nên có phong cách riêng, phải quên mình, chỉ làm công việc chuyển ngữ?
  • Phải chăng mỗi dịch giả đều có phong cách dịch riêng, hay phong cách dịch của dịch giả tùy thuộc vào phong cách viết của tác giả?
  • Dịch giả nên quên mình để người đọc không thấy bóng dáng của người dịch mà chỉ cảm nhận bản dịch là một nguyên tác khác, hay dịch giả cố tính lưu dấu vết riêng của mình trong bản dịch?

2/

  • Tựa đề (title) của một tác phẩm văn chương liên quan chặt chẽ với nội dung. Tựa đề có thể hàm ý hay trực diễn chủ đề của tác phẩm, hoặc biểu thị tư tưởng của tác giả. Tựa đề biểu thị sự sáng tạo của nội dung bằng phong cách ngôn ngữ. Do vậy phải nhìn tựa đề với đủ các yếu tố: sáng tạo, chất nghệ thuật, và phong cách ngôn ngữ.
  • Dịch tựa đề là tiến trình chuyển đổi đầy sáng tạo (creative transposition) tinh chất nghệ thuật của tựa đề gốc.
  • Dịch tựa đề là quá trình sáng tạo nghệ thuật: tựa đề dịch là sự thay thế chất nghệ thuật trong tựa gốc.

Thông tin về diễn giả:

1/ TS. Hồ Đắc Túc
Tiến sĩ Hồ Đắc Túc giảng dạy ngôn ngữ ở Đại học Deakin (Úc) từ năm 1993 đến năm 1997. Năm 2001, ông là Trưởng Dự Án Giáo Dục Đại Học Việt Nam (Vietnam Higher Education Project) do Ngân Hàng Thế Giới tài trợ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Ông tham gia thỉnh giảng chuyên ngành truyền thông cho nhiều dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh, và là Giám đốc Biên tập của tuần san đặc biệt Yêu Con của báo Gia Đình và Xã Hội năm 2008.
Tác phẩm mới nhất của ông gồm Dịch Thuật và Tự Do (2012) được giới học thuật trong ngành biên phiên dịch đón nhận tích cực. Cuốn sách được Trường đại Học Hoa Sen và Phương Nam book phát hành năm 2003; cuốn sách tham khảo của ông Vietnamese-English Bilingualism: Patterns of Code-Switching được nhà xuất bản Routledge xuất bản tại London.

Ông Hồ Đắc Túc tốt nghiệp tiến sĩ chuyên ngành ngôn ngữ xã hội tại Đại học Monash, và thạc sĩ Ngữ học Ứng dụng tại Đại học Melbourne năm 1993. Ông tốt nghiệp đại học ngành xã hội học tại Đại học Victoria University of Technology năm 1989.

2/ Dịch giả Phạm Viêm Phương:
Đã dịch các tác phẩm sau sang tiếng Việt:

  1. The body artis / Nghệ sĩ hình thể,  Don DeLillo
  2. To Kill a Mocking Bird / Giết con chim nhại, Harper Lee (dịch chung với Huỳnh Kim Oanh)
  3. My name is Red / Tên tôi là Đỏ, Orhan Pamuk
  4. The Wayward Bus/ Rời nẻo đường quen, John Steinbeck
  5. Tuyết trên ngọn Kilimanjaro và những truyện ngắn khác, Ernest Hemingway (dịch chung với Nguyễn Huy Tưởng)
  6. The human stain, Philip Roth
  7. Rabbit, run/ Rabbit, chạy đi; John Updike (dịch chung với Huỳnh Kim Oanh)
  8. 1984, George Orwell (chưa xuất bản)
  9. Cùng hơn 30 đầu sách dịch khác.

3/ ThS. Nguyễn Vân Hà: 
ThS. Ngôn ngữ học ứng dụng. Giảng viên Khoa Ngữ văn Anh, trường ĐH KHXH&NV Tp.HCM

Đã dịch và xuất bản:

  1. Từ điển môi trường Anh-Việt (công trình nghiên cứu sinh viên, từng được đăng miễn phí trên website www.vietbiotech.com);
  2. “Hồi ký Điện Biên Phủ” – “Drawing under fire” của họa sĩ Phạm Văn Tâm (NXB Asia Ink, Sherry Buchanan biên tập);
  3.  Dịch phụ đề cho dự án Starry Destination, một dự án cá nhân nhằm giới thiệu về các danh tác và họa sĩ nổi tiếng thế giới cho sinh viên (2013);
  4.  Dịch phụ đề cho dự án của tổ chức văn hóa The Onion Cellar (2013).
  5. Dịch và xuất bản một số truyện của các tác giả nổi tiếng như Virginia Woolf, Alice Munro, B. Porter, R. Dahl, C. Dickens, V. Woolf, R.Carver v.v.. trên blog cá nhân (http://thegioisachcuatili.blogspot.com

Đã dịch xong, đang chờ xuất bản:

  1. “Research methods in Cutural Studies” (Micheal Pickering biên tập);
  2.  “The Science of Culture” (Leslie A. White); cuốn “Feminine Mystique” (Betty Friedan);
  3.  “How to fail at almost everything and still win big” (Scott Adams)

4/ Mai Sơn:

  • Viết văn, dịch sách.
  •  Trưởng Ban Tu thư – Dịch thuật, Đại học Hoa Sen; Giảng dạy môn biên dịch, Khoa Ngôn ngữ, Đại học Trà Vinh

Đã dịch:

  1. Jane Eyre của Charlotte Brontë (dịch chung với Huỳnh Phan Anh);
  2. Câu chuyện triết học của Bryan Magee
  3. Những tư tưởng lớn và những tác phẩm lớn của Mortimer Adler (dịch chung với Phạm Viêm Phương)
  4. Vũ trụ trong một nguyên tử của Đạt Lai Lạt Ma
  5. Quá trễ để nói lời từ biệt của Anne Rule
  6. Triết học lục địa của Simon Critchley (chưa xuất bản)
  7. Nhập môn Lacan của Darian Leader & Judy Groves (chưa xuất bản)
  8. Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân của Monique Brinson Demery (chưa xuất bản)
image image image