Đại học Hoa Sen

Buổi diễn thuyết chủ đề “Nghệ thuật và cộng đồng: Điều gì tiếp theo?”

Lúc 18h30, thứ Năm, ngày 25/06/2015
Phòng Marie Curie - Lầu 6, Đại học Hoa Sen, số 8 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, Tp.HCM

Nội dung buổi diễn thuyết: 

Các cộng đồng cung cấp nguồn nguyên liệu, niềm cảm hứng, lý lẽ và lượng khán giả đáng quý. Sau vài thập kỉ, từ bối cảnh nông thôn đến thành thị, những thử nghiệm nghệ thuật với cộng đồng ngày một dày đặc và lan rộng. Sự tham gia của nghệ sĩ trong cộng đồng bắt đầu đơn giản từ việc phục vụ cho chính những thành viên trong cộng đồng đó.

Mối quan tâm về môi trường thường là những lý do quan trọng cho sự tương tác của nghệ sĩ vào cộng đồng. Làm thế nào chúng ta có thể đánh giá được những mối bận tâm này, và bài học nào cần phải học để chuẩn bị cho tương lai, về mặt thẩm mĩ, đạo đức và chính trị? Những bài học đó liên quan thế nào đến ý tưởng của cộng đồng? Bài giảng này sẽ trình bày nhiều dự án thành công khác nhau do tập thể nghệ sĩ, các không gian nghệ thuật và những người hoạt động văn hóa khởi xướng, nhằm lan truyền cảm hứng và đồng thời lấy cảm hứng từ các cộng đồng sinh sống chung quanh.

Đôi nét về diễn giả: 

Marco Kusumawijaya là một kiến trúc sư và nhà đô thị học. Ông đã tốt nghiệp đại học Parahvangan tại Bandung (Indonesia), và đại học Leuven tại Leuven (Bỉ).

Ông đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Đô Thị Rujak (RCUS) vào năm 2010 và giữ cương vị giám đốc cho đến nay. Mục tiêu của RCUS là hỗ trợ các thành phố và địa phương thay đổi theo hướng bền vững sinh thái, dựa trên hợp tác đồng-sản xuất tri thức (co-production of knowledge). RCUS nghiên cứu, vận động chính sách và  tiến hành các dự án cụ thể trong lĩnh vực này. Từ năm 2013 RCUS đã sở hữu và đồng quản lý một trung tâm học tập phát triển bền vững “Bumi Pemuda Rahayu” ở Yogyakarta. Các chương trình của trung tâm này dựa trên hoặc tạo ra tương giao giữa nghệ thuật, cộng đồng và sinh thái.

Cá nhân Marco cũng hoạt động như một nhà tư vấn thiết kế kiến trúc, đô thị, quy hoạch nông thôn, và các dự án phát triển nhấn mạnh vào sự tham gia của cộng đồng, sinh thái bền vững và đồng sáng tạo.

Ông đã tham gia nghệ thuật dưới các vai trò nhà sản xuất và curator, là chủ tịch và giám đốc của Jakarta Arts Council (tháng 7/2006 – tháng 1/2010). Ông là cây bút tích cực và thường xuyên luận đàm về hầu hết các vấn đề liên quan đến đô thị.

Từ tháng 4 – tháng 6/2008, ông là nhà nghiên cứu tại Trung tâm MAK về Nghệ thuật và Kiến Trúc Los Angeles, và từ tháng 9 – tháng 11, 2009, tại International House of Japan, Tokyo.

image image image