Đại học Hoa Sen – HSU

Học Công nghệ thông tin có khó không? (Giải đáp chi tiết)

Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên. Ngoài những cơ hội việc làm và mức lương hấp dẫn, học CNTT cũng có nhiều những thách thức riêng. Dưới đây Đại Học Hoa Sen sẽ giải đáp thắc mắc học công nghệ thông tin có khó không cùng với những sự thật thú vị về lĩnh vực này.

Học công nghệ thông tin có khó không? 6 khó khăn thường gặp phải

Ngành công nghệ thông tin hứa hẹn với nhiều cơ hội phát triển với mức thu nhập ổn định nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức.

học công nghệ thông tin có khó không
Học CNTT đối mặt với những khó khăn gì?

Nhiều sự lựa chọn đối với ngành học phù hợp

Lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm rất nhiều chuyên ngành khác nhau, tạo ra một thế giới rộng nghề nghiệp rộng lớn cho sinh viên khám phá. Điều này đồng nghĩa với việc đặt ra một thách thức cho sinh viên khi phải quyết định lựa chọn ngành nào là hướng đi phù hợp . Sinh viên cần chọn ngành học dựa trên sở thích, năng lực và mục tiêu nghề nghiệp, điều này không phải là điều dễ dàng. Do đó, nhiều sinh viên gặp khó khăn khi cố gắng xác định mình có phù hợp với lập trình, thiết kế web, quản trị mạng, an ninh mạng hay khoa học máy tính,… hay không.

Cập nhật kiến thức mới thường xuyên

Ngành Công nghệ thông tin luôn biến đổi và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Điều này đồng nghĩa với việc sinh viên cần phải tiếp thu một lượng kiến thức lớn và liên tục cập nhật những xu hướng công nghệ mới nhất, từ đó thường gây ra áp lực và căng thẳng khi phải liên tục bắt kịp xu hướng. Để đối mặt với thách thức này, sinh viên phải luôn nỗ lực, kiên trì và rèn luyện khả năng tự học mỗi ngày để nhanh chóng thích nghi và bắt kịp với sự phát triển của công nghệ hiện đại.

Thách thức khi học CNTT
Thách thức khi học CNTT

Áp lực học khó

Chương trình học chuyên sâu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin thường rất “nặng”, tập trung vào phát triển tư duy logic, trừu tượng, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề. Những kiến thức này đòi hỏi sinh viên phải dành nhiều thời gian cho việc học tập, tìm hiểu và nghiên cứu. Những biến động nhanh chóng này có thể khiến sinh viên cảm thấy áp lực, chán nản vì độ khó của ngành và có thể không đuổi kịp với tốc độ phát triển của ngành này trong tương lai.

Thường xuyên tiếp xúc với máy tính

Ngồi trước màn hình máy tính trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là thị lực và hệ xương khớp. Ngoài ra, thời gian dành cho làm việc với máy tính nhiều hơn cũng khiến các em thiếu thời gian cho các hoạt động khác như vui chơi, học tập, thể dục và sinh hoạt cá nhân. Điều này có thể dẫn đến việc thu hẹp không gian sống, sở thích và mối quan hệ của sinh viên ngành công nghệ thông tin.

Gặp nhiều vấn đề khó khăn

Trong quá trình học tập và làm việc, sinh viên trong ngành Công nghệ thông tin thường đối mặt với những thách thức kỹ thuật phức tạp, bài toán khó khăn, đòi hỏi khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề cùng với sự kiên nhẫn để tìm ra các giải pháp. Họ cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè và giảng viên để giúp họ xử lý nhanh chóng các bài tập khó.

Chinh phục ngành CNTT
Để chinh phục ngành CNTT cần vượt qua những khó khăn gì

Sinh viên cạnh tranh cao khi ra trường

Do nhu cầu nhân sự trong ngành Công nghệ thông tin đang tăng cao và thu nhập rất ổn định, nhiều sinh viên đã chọn theo đuổi ngành này, tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt trong tìm kiếm việc làm. Để không bị tụt lại, sinh viên cần có kiến thức chuyên môn vững vàng cùng các kỹ năng mềm phát triển và không ngừng học hỏi để giữ vững lợi thế trong cuộc cạnh tranh.

Yếu tố quyết định độ khó khi học CNTT

Tuy nhiên, ngành CNTT không phải quá khó. Bạn chỉ cần cố gắng, nỗ lực không ngừng thì sẽ đạt được thành công. Sau đây là những yếu tố quyết định thành công trong ngành này.

Độ khó của ngành CNTT phụ thuộc vào những yếu tố gì

  • Đam mê và hứng thú: Niềm đam mê và hứng thú với Công nghệ thông tin (CNTT) là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn vượt qua những thách thức trong quá trình học tập và làm việc. Khi bạn có đam mê, bạn sẽ có động lực để khám phá và học hỏi những điều mới mẻ trong lĩnh vực này, sẵn lòng dành thời gian và công sức để hoàn thiện bản thân.
  • Khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề: Kỹ năng tư duy logic và giải quyết vấn đề rất quan trọng để thành công trong ngành CNTT. Bạn cần có khả năng phân tích vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả, giải quyết các vấn đề phức tạp một cách khoa học và logic.
  • Kỹ năng học tập và làm việc hiệu quả: Bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian, tự học và làm việc nhóm tốt để học tập và làm việc trong môi trường CNTT năng động.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: CNTT đòi hỏi bạn phải học và làm việc nhiều. Vì vậy, kỹ năng quản lý thời gian là quan trọng để sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học, làm việc và nghỉ ngơi.
    Kỹ năng tự học: CNTT luôn thay đổi và phát triển, vì vậy bạn cần tự học để cập nhật kiến thức mới và hoàn thiện bản thân.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: CNTT thường yêu cầu làm việc nhóm để hoàn thành dự án, vì vậy bạn cần phối hợp hiệu quả với các thành viên khác trong nhóm.
  • Sự kiên trì và nỗ lực: Học CNTT đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực không ngừng để cập nhật kiến thức mới và vượt qua thách thức. Bạn cần học tập và trau dồi kiến thức liên tục để bắt kịp xu hướng mới nhất và vượt qua khó khăn trong quá trình học tập và làm việc.

Ngoài ra, các yếu tố khác như nền tảng kiến thức, khả năng tiếng Anh và môi trường học tập cũng có thể ảnh hưởng đến độ khó khi học CNTT.

Tiết lộ sự thật khi học CNTT nhất định bạn phải biết

Trước khi theo đuổi, chinh phục ngành CNTT, hãy cùng chúng tôi khám phá những sự thật phía sau để có cái nhìn thực tế hơn về lĩnh vực này.

Sự thật thú vị về ngành CNTT
Sự thật thú vị về ngành CNTT

Học CNTT liệu có khô khan như lời đồn

Học công nghệ thông tin không hề khô khan như lời đồn. Ngành này mang đến tính ứng dụng cao, có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, kinh doanh, giáo dục, y tế… Học CNTT giúp bạn khám phá và áp dụng kiến thức vào thực tế, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ hữu ích. Đồng thời, với sự phát triển nhanh chóng, bạn cần cập nhật kiến thức thường xuyên, rèn luyện tính sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.

Bằng cấp không phải yếu tố quan trọng nhất

Bằng cấp là một yếu tố quan trọng khi ứng tuyển vào vị trí công nghệ thông tin ở Việt Nam nhưng không phải là yếu tố quyết định duy nhất cho sự thành công. Thống kê cho thấy, 75% người làm việc trong ngành có bằng đại học nhưng khoảng 3% thành công không cần bằng cấp. Báo cáo của Stack Overflow 2020 cũng chỉ ra rằng 25% lập trình viên không có bằng cấp. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển mà không có bằng cấp, bạn cần nỗ lực học hỏi từ các nguồn khác nhau để đạt được thành công.

Mức lương của ngành CNTT

Vấn đề về mức lương luôn thu hút sự quan tâm của sinh viên ngành Công nghệ thông tin. Theo Báo cáo của Adecco Việt Nam năm 2022, mức lương trong ngành CNTT cao hơn so với nhiều ngành khác tại Việt Nam, bắt đầu từ 15 triệu đồng và có thể lên đến 400 triệu đồng hoặc hơn. Tuy nhiên, mức lương này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm, vị trí công việc và quy mô của công ty.

Những điều cần biết về ngành CNTT
Những điều cần biết về ngành CNTT

Chứng chỉ quốc tế của người trong ngành CNTT

Trong ngành công nghệ thông tin, môi trường làm việc thường cần giao tiếp với quản lý và đối tác quốc tế. Việc có chứng chỉ quốc tế, đặc biệt là từ các nhà cung cấp công nghệ giúp nâng cao giá trị cá nhân, tạo điểm nhấn so với đối thủ, mở ra cơ hội thăng tiến và mức lương hấp dẫn. Bạn cũng có thể có cơ hội làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia hoặc làm việc từ xa cho các công ty nước ngoài. Dựa vào định hướng và vị trí nghề nghiệp, bạn có thể chọn 1-2 chứng chỉ phù hợp để phát triển sự nghiệp.

Cơ hội việc làm khi ra trường

Lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam hoạt động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là nơi quy tụ nhiều công ty công nghệ hàng đầu trong nước như FPT, CMC, VNG, VCCORP, VNPT, Viettel cùng với nhiều doanh nghiệp đa quốc gia khác. Làm việc tại các thành phố lớn mang lại cho bạn mức lương hấp dẫn, thu nhập ổn định và cơ hội phát triển, đồng thời cung cấp môi trường làm việc năng động và cơ sở hạ tầng tốt để bạn có thể học hỏi và phát triển.

Trình độ ngoại ngữ

Trình độ ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghệ thông tin, mở ra nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến trong sự nghiệp. Theo thống kê, khoảng 23% người trong ngành chỉ có trình độ tiếng Anh cơ bản, đủ để đọc hiểu tài liệu và sử dụng Google Dịch. Tuy nhiên, cũng có một số người làm CNTT không biết tiếng Anh.
Để có mức lương cao hơn và làm việc trong môi trường phát triển, bạn nên đầu tư nhiều vào ngoại ngữ, đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành, tham gia các khóa học trực tuyến và tương tác với cộng đồng CNTT quốc tế. Điều này sẽ giúp bạn có cơ hội làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia và đảm nhận các vị trí quản lý cao cấp.

Cấp bậc trong ngành CNTT

Ngành công nghệ thông tin có hệ thống cấp bậc rõ ràng, cho phép mọi người đi từ vị trí thấp nhất lên trong sự nghiệp của mình:

Vị trí việc làm trong ngành CNTT
Vị trí việc làm trong ngành CNTT
  • Intern (Thực tập sinh): Hầu hết sinh viên bắt đầu từ vị trí thực tập, sau đó tiến lên các vị trí chính thức.
  • Junior (Mới vào nghề): Có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm.
  • Senior (Lão làng): Có kinh nghiệm trên 2 năm, có khả năng giải quyết vấn đề phức tạp, chuyên môn sâu.
  • Leader (Trưởng nhóm): Có kinh nghiệm, kỹ thuật cao, khả năng quản lý đội nhóm.
  • Manager (Quản lý): Có khả năng quản lý nổi trội và kỹ thuật cao.
  • Director: Lãnh đạo và quản lý toàn bộ bộ phận CNTT, cần ít nhất 10 năm kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu rộng.

Các chức danh khác như Technical Leader và Software Architect cũng đóng vai trò tương đương.

5 Yếu tố giúp bạn chinh phục ngành CNTT thành công

IT đang là ngành khá khan hiếm nhân lực ở Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc thành công trong ngành này không phải điều đơn giản. Sau đây là những yếu tố giúp bạn thành công.

Lựa chọn trường đào tạo phù hợp

Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành học phát triển nhanh nhất hiện nay, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên. Với sự tăng trưởng của công nghiệp số, nhu cầu về nhân sự chất lượng cao trong lĩnh vực này càng trở nên cấp thiết hơn.

Làm thế nào để chinh phục ngành CNTT

Điều này thúc đẩy nhiều trường Đại học tại Việt Nam chú trọng vào việc phát triển các chương trình đào tạo liên quan đến công nghệ thông tin. Tuy nhiên, do đây là một ngành học đặc thù và có nhiều chuyên ngành nhỏ nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi chọn ngôi trường phù hợp.

Trau dồi khả năng ngoại ngữ

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để thành công trong ngành công nghệ thông tin là khả năng sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo. Đa số tài liệu, hướng dẫn và thông tin liên quan đến CNTT đều được viết và công bố bằng tiếng Anh. Có khả năng đọc hiểu và giao tiếp tiếng Anh tốt sẽ giúp bạn tiếp cận và nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả hơn.

Khả năng tự học và thực hành

Một trong những đặc điểm đặc biệt của ngành công nghệ thông tin là tốc độ phát triển nhanh chóng và liên tục. Để bắt kịp và thành công trong ngành này, bạn cần không ngừng tự học và thực hành. Dù bạn có bắt đầu từ đâu đi chăng nữa, việc thực hành và áp dụng những kiến thức mình học được trong thực tế sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng hơn.

Kỹ năng giao tiếp

Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi và gắn bó với môi trường làm việc trong ngành công nghệ thông tin.

Kỹ năng làm việc nhóm

Công nghệ thông tin thường làm việc dưới dạng các dự án nhóm, đòi hỏi sự hợp tác và giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên. Nắm được cách làm việc nhóm, tương tác với các thành viên trong đội sẽ giúp bạn nhanh chóng thành công hơn.

Tại sao nên chọn ngành CNTT của Đại học Hoa Sen

Nếu các sĩ tử đang phân vân không biết nên theo học ngành CNTT ở đâu thì hãy tới ngay với Đại học Hoa Sen. Đây là môi trường đào tạo CNTT chất lượng nhất hiện nay.

Ưu điểm của ngành CNTT tại Đại học Hoa Sen
Ưu điểm của ngành CNTT tại Đại học Hoa Sen
  • Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm nhiều năm: Các giảng viên trong ngành công nghệ thông tin thường có kinh nghiệm thực tế phong phú và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp. Họ không chỉ là những người có kiến thức lý thuyết sâu rộng mà còn có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế qua các dự án và nghiên cứu ứng dụng tại các doanh nghiệp.
  • Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế: Chương trình Công nghệ thông tin tại Đại học Hoa Sen đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá của AUN-QA (Tổ chức Đảm bảo Chất lượng của Mạng lưới Các Trường Đại học ASEAN). Chương trình này tập trung vào việc áp dụng kiến thức vào thực tế và liên tục cập nhật công nghệ mới từ các công ty hàng đầu như Microsoft, Apple, Google, Oracle.
  • Học đi đôi với thực hành: Tại Đại học Hoa Sen, học Công nghệ thông tin không chỉ là việc tiếp nhận kiến thức mà còn là hành trình khám phá và thử thách. Sinh viên được khuyến khích tham gia vào các dự án thực tế, thực hiện các bài tập và dự án cá nhân hoặc nhóm. Qua đó, họ không chỉ rèn luyện kỹ năng lập trình và xử lý vấn đề mà còn phát triển khả năng tự học, tư duy logic và sáng tạo.
  • Môi trường học tập năng động: Là sinh viên ngành Công nghệ thông tin tại Đại học Hoa Sen, bạn sẽ được tham gia vào nhiều hoạt động trải nghiệm và ngoại khóa sôi động và ý nghĩa. Các hoạt động như CLB Hoa Sen Gaming, CLB Runway, CLB Flybug, cùng với các workshop, talkshow, tham quan doanh nghiệp tạo ra một môi trường thú vị và cơ hội học hỏi, giúp bạn phát triển kỹ năng và tạo ra mối quan hệ cùng cộng đồng.
  • Cơ hội việc làm sau khi ra trường cao: Sinh viên Công nghệ Thông tin thường có cơ hội việc làm cao. Nhiều sinh viên nhận được việc làm chính thức từ năm thứ 3. Mức thu nhập của ngành cũng rất hấp dẫn, thường cao gấp 2-3 lần so với mức thu nhập của các ngành khác.

Bài viết trên Đại học Hoa Sen đã giải đáp thắc mắc học công nghệ thông tin có khó không cũng như tổng hợp những thông tin giúp các em chinh phục được ngành này. Hy vọng các bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn về ngành cũng như chọn được nghề nghiệp, định hướng cho tương lai.

Xem thêm

Công nghệ thông tin

Ngành công nghệ thông tin học những môn gì?

Học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì?

Công nghệ thông tin học trường nào?

Công nghệ thông tin làm nghề gì?

Học phí của ngành công nghệ thông tin?

Facebook Youtube Tiktok Zalo