Đại học Hoa Sen

Piano Sings 2019 – Phím đàn thanh xuân

Đêm 12/09/2019, Khoa Thiết Kế & Nghệ Thuật, Đại học Hoa Sen và Trường Âm Nhạc B.A.C.H. tổ chức buổi PIANO SINGS 2019 – Kỷ niệm 10 năm ra mắt

Chủ đề: PHÍM ĐÀN THANH XUÂN (Springtime Keys)

Đại học HOA SEN, 8 Nguyễn Công Tráng, P. Bến Thành, Q.I, tp. HCM

Thầy TS Đỗ Mạnh Cường, đại diện Tập đoàn Nguyễn Hoàng trao tặng kỷ niệm chương và hoa cho đại diện trường Đại học Hoa Sen và trường Âm nhạc B.A.C.H. đã cùng tổ chức chương trình Piano Sings này.
Tiếp đến là phần vinh danh các tài năng piano trẻ và các thầy, cô đã dẫn dắt các em đến thành công

Thầy ThS.KTS Từ Phú Đức, Trưởng Khoa TK&NT thân tặng bức ký họa cho thầy TS Âm nhạc Nguyễn Bách và cô ThS Âm nhạc Đoàn Lê Thanh Tú trường âm nhạc B.A.C.H.

Bài 1: SẼ VỀ ĐÂU?  [nguyên tác: DONDE VOY] – Tish HINOJOSA – 
           lời Việt, phối nhạc: NGUYỄN Bách – Biểu diễn: Ban hợp xướng Suối Việt 
Ca khúc “Donde voy” (Tôi sẽ đi đâu?) được nữ nhạc sĩ Leitica (Tish) Hinojosa (1955) sáng tác và phổ biến từ năm 1989. Bà là người Mỹ gốc Mexico, sinh ra ở San Antonio (Texas). Nguồn gốc nhập cư đưa bà tới cảm giác vô định, mơ hồ về tương lai và từ đó, có những ca từ như: “Tôi sẽ đi đâu, về đâu? Hy vọng là cùng đích của tôi. Tôi cô đơn chạy trốn qua sa mạc”.
Cho đến nay, tuy đã có một số ca sĩ hát lại hay trình diễn ca khúc này nhưng nó chưa được trình bày dưới hình thức hợp xướng. Lần đầu tiên tại Việt Nam, trong chương trình Tiếng dương cầm hát 2019, “Phím đàn thanh xuân”, sáng tác này được trình giới thiệu đến khán giả qua hình thức hợp xướng. 
Video Bài 1: SẼ VỀ ĐÂU?  [nguyên tác: DONDE VOY] – Tish HINOJOSA – 
           lời Việt, phối nhạc: NGUYỄN Bách – Biểu diễn: Ban hợp xướng Suối Việt
Bài 2:  SONATA No.8 “Pathétique” in Cm, Mov. III “Rondo Allegro” – Ludwig Van BEETHOVEN
     Biểu diễn: Hoàng Gia Linh, Piano
Ludwig van Beethoven và cây đàn piano là hai trong số những phẩm chất mới của âm nhạc thế giới vào thế kỷ XVIII, mà chúng ta quen gọi là “nhạc Kinh điển” (Classical). Cả hai phẩm chất này đều được thể hiện trong bản Sonata cho piano số 8, giọng Do thứ, mang tên “Bi thương” (Pathétique). Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Beethoven, được viết năm 1798, lúc nổ ra cuộc Cách mạng Pháp. Beethoven sáng tác tất cả 32 sonata. Thể loại này là cấu  trúc âm nhạc nổi bật nhất của âm nhạc Kinh điển.
Video Bài 2:  SONATA No.8 “Pathétique” in Cm, Mov. III “Rondo Allegro” 
Ludwig Van BEETHOVEN
     Biểu diễn: Hoàng Gia Linh, Piano
Bài 3:  RONDO ALLA TURCA “TURKISH MARCH” Piano for 6 hands – Wolfgang Amadeus MOZART – Biểu diễn: Trần Ngọc Minh Khuê, Lý Thụy Khuê Minh, Võ Đông Tâm Anh, Piano Trio
Sonata số 11 cho piano giọng La trưởng, K. 331 là một trong những bản sonata nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc người Áo Wolfgang Amadeus Mozart. Nó được sáng tác có lẽ vào khoảng năm 1783. Chương 3 của sáng tác này được viết theo hình thức Rondo mang phong cách Thổ Nhĩ Kỳ và thường được gọi là “Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ” (Turkish March). Lý do của tên gọi này: Tác phẩm mô phỏng có sáng tạo âm nhạc mà một dàn nhạc vệ binh của Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu biểu diễn, thứ âm nhạc rất phổ biến tại châu Âu thời đó.
Video Bài 3:  RONDO ALLA TURCA “TURKISH MARCH” Piano for 6 hands – Wolfgang Amadeus MOZART – Biểu diễn: Trần Ngọc Minh Khuê, Lý Thụy Khuê Minh, Võ Đông Tâm Anh, Piano Trio
Bài 4:  SAKURA, SAKURA – Kozaburo Y. HIRAI – Biểu diễn: Chế Nguyễn Hạ Thi, Piano
“Sakura Sakura” là một bài hát dân ca của Nhật Bản miêu tả mùa xuân, lúc hoa anh đào nở. Hoa anh đào, quốc hoa của đất nước “mặt trời mọc”, đã trở thành một nguồn cảm hứng vô bờ của nhiều nhạc sĩ Nhật. Tác giả Kozaburo Y. Hirai (1910-2002) đã sáng tác bản fantasy lấy chủ đề từ bài dân ca này. Ít nghệ sĩ piano Việt Nam biết tác phẩm này và nó chỉ được biểu diễn vài lần trong các chương trình âm nhạc của Trường âm nhạc B.A.C.H.
Quan khách đang thưởng thức chương trình
Video Bài 4:  SAKURA, SAKURA – Kozaburo Y. HIRAI 
Biểu diễn: Chế Nguyễn Hạ Thi, Piano
Bài 5. PIANO CONCERTO No.3 in Cm, Op. 37, Mov. III – Ludwig Van BEETHOVEN
Biểu diễn: Đoàn Lê Thanh Tú, Lê Thị Minh Trang, Piano duos
Beethoven chỉ sáng tác 5 concerto cho piano nhưng tất cả đề là những t ác phẩm bất hủ và luôn có trong danh mục biểu diễn của các nghệ sĩ piano trên thế giới. Bản “Piano concerto No.3 in Cm” được viết vào năm 1800 khi mà bệnh điếc ở tác giả đã trở nên nặng nề. Đây là bản concerto đầu tiên được viết ở giọng thứ và có những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Beethoven tách rời khỏi khuôn mẫu của âm nhạc Classical. Tác phẩm được chính Beethoven biểu diễn lần đầu tiên vào năm 1803. Lúc đó, chương III này chưa hoàn tất mà được tác giả thiên tài “sáng tác tại chỗ”!

Video Bài 5. PIANO CONCERTO No.3 in Cm, Op. 37, Mov. III
Ludwig Van BEETHOVEN
Biểu diễn: Đoàn Lê Thanh Tú, Lê Thị Minh Trang, Piano duos

Bài 6. CONCERTO FOR HARMONICA, Mov.1 – Michael SPIVAKOVSKY – 
Biểu diễn: Hoàng Mạnh Hà, Harmonica/ Phạm Thảo Nguyên, Piano
Michael Spivakovsky (1919-1983) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ violin và nhạc trưởng người Anh gốc Nga. Tuy có một số tác phẩm được nhiều nghệ sĩ và dàn nhạc thế giới dàn dựng, nhưng sáng tác làm nên tên tuổi ông là “Concerto cho harmonica” đã được nghệ sĩ Tommy Reilly biểu diễn lần đầu với dàn nhạc của Đài phát thanh London vào năm 1951.

Video Bài 6. CONCERTO FOR HARMONICA, Mov.1
Michael SPIVAKOVSKY
Biểu diễn: Hoàng Mạnh Hà, Harmonica/ Phạm Thảo Nguyên, Piano

Bài 7. CHAMPAGNE TOCCATA – William GILLOCK
Biểu diễn: Đoàn Lê Thanh Tú, Lê Thị Minh Trang, Thạch Thái Đỗ Quyên, Nguyễn Thị Kim Ngân, Piano Quatro
William Gillock (1917-1993) là soạn nhạc người Mỹ, nổi tiếng về dạy nhạc và sáng tác những tác phẩm tuyệt vời, với giai điệu tuyệt đẹp cho thiếu nhi. Người ta gọi ông là “Schubert trong số các nhà soạn nhạc cho thiếu nhi”. Tác phẩm “Champagne Toccata” của ông lại được viết để biểu diễn với 4 nghệ sĩ piano (8 tay đàn), mang nhiều âm thanh lạ, pha  trộn những giai điệu đẹp với những tiếng vỡ của bọt nơi rượu champagne được rót ra. Sáng tác này rất nổi tiếng, thường xuyên nằm trong danh mục biểu diễn của các tổ chức âm nhạc tại Hoa Kỳ.

Video Bài 7. CHAMPAGNE TOCCATA – William GILLOCK
Biểu diễn: Đoàn Lê Thanh Tú, Lê Thị Minh Trang, 
Thạch Thái Đỗ Quyên, Nguyễn Thị Kim Ngân, Piano Quatro

Bài 8. PIRATES OF THE CARIBBEAN – Hans ZIMMER/ chuyển soạn: HOÀNG Mạnh Hà
Biểu diễn: Viet Nam Harmonica Orchestra
Hans Florian Zimmer (1957) là một nhà soạn nhạc và nhà sản xuất âm nhạc người Đức. Từ những năm 1980 đến nay, ông đã sáng tác nhạc cho hơn 150 bộ phim. Các tác phẩm của ông bao gồm phần nhạc phim cho The Lion King, tác phẩm giúp ông được trao giải Giải Oscar cho nhạc phim hay nhất năm 1994, bộ ba Pirates of the Caribbean. Ngay từ bộ phim đầu tiên về cướp biển Caribbea, “Lời nguyền của tàu Ngọc trai đen”, Hans Zimmer đã không có ý định nhận lời viết nhạc cho phim này vì ông không tìm thấy cảm hứng từ các nhân vật và cốt truyện.

Video Bài 8. PIRATES OF THE CARIBBEAN – Hans ZIMMER
Chuyển soạn: HOÀNG Mạnh Hà
Biểu diễn: Viet Nam Harmonica Orchestra

Bài 9. MARCHE MILITAIRE – Franz SCHUBERT 
Biểu diễn: Phạm Trung Quân, Ngô Lê Minh, Piano Duos
Mặc dù được mệnh danh là “Vua ca khúc” (những ca khúc nghệ thuật, art song) nhưng cũng như những nhạc sĩ đương thời, ông cũng sáng tác một số hành khúc vì dễ phổ biến, trình diễn trong nhà hát cũng như ngoài trời. “Marche militaire” là một bộ gồm 3 tác phẩm được Schubert sáng tác và o khoảng năm 1818 đến 1822, cho 4 tay đàn piano. Tác phẩm này được phổ biến nhiều và cải biên cho dàn nhạc.

Video Bài 9. MARCHE MILITAIRE – Franz SCHUBERT 
Biểu diễn: Phạm Trung Quân, Ngô Lê Minh, Piano Duos

Bài 10. LE LAC DE CÔME – Giselle GALOS
Biểu diễn: Nguyễn Ngọc Khánh Quỳnh, Piano
Trong âm nhạc Kinh điển có rất ít nhà soạn nhạc nữ. Giselle Galos là một trường hợp ẩn danh đặc biệt của âm nhạc thế kỷ XIX. Do việc bà dùng bút danh C. Galos cho sáng tác của mình nên người ta đã từng nghĩ tác giả của “Le Lac de Côme” là đàn ông. Người ta cũng không rõ nguồn gốc của bà là người Pháp hay Ý. Bởi, như tên gọi của tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Galos, “Le lac de Côme” (Hồ Como), thì dùng tiếng Pháp cho một địa danh của Ý.

Video Bài 10. LE LAC DE CÔME – Giselle GALOS
Biểu diễn: Nguyễn Ngọc Khánh Quỳnh, Piano

Bài 11. POLONAISE “Heroic” in A-flat major, op. 53 – Frédéric CHOPIN 
Biểu diễn: Đinh Vân Khanh, Piano
Đây là một trong những sáng tác được yêu thích nhất của nhà soạn nhạc người Ba Lan, Frédéric Chopin (1810-1849), được ông sáng tác vào năm 1842 trong giai đoạn rời bỏ quê mẹ để sang sống tại quê cha ở Paris. Âm nhạc của bản polonaise này làm người nghe, đặc biệt nữ văn sĩ George Sand liên tưởng đến của Cách mạng Pháp 1848 nên người ta gắn cho nó tên gọi “Heroic” (Anh hùng). Thật ra đối với Chopin, đó là một điều miễn cưỡng. Chính ông biểu diễn tác phẩm này một cách chậm rãi, dịu dàng hơn ai hết.

Video Bài 11. POLONAISE “Heroic” in A-flat major, op. 53
Frédéric CHOPIN 
Biểu diễn: Đinh Vân Khanh, Piano

Bài 12. THU VÀNG – nguyên tác: CUNG Tiến; phối nhạc: NGUYỄN Bách
Biểu diễn: Phạm Đan Quế, Accordion / Nguyễn Thị Kim Ngân, Piano
“Thu vàng” là  một trong số rất ít ca khúc do nhạc sĩ Cung Tiến (1938) sáng tác. Tuy có ít, nhưng các ca khúc của ông đều được xếp vào hàng ca khúc nghệ thuật (art songs) bất hủ của Tân nhạc Việt Nam. Trừ bài “Hoài cảm” được viết khi ông mới khoảng 14-15 tuổi, thì “Thu vàng” và những ca khúc còn lại được viết sau năm 1954. Tuy tự nhận là “nghiệp dư trong âm nhạc” nhưng từ những ca khúc của ông người ta thấy được tính nghệ thuật đậm nét của tác giả. Ông đã từng là hội viên của hội nhạc sĩ sáng tác ở Mineapolis (tiểu bang Minnesota, USA).

Video Bài 12. THU VÀNG – nguyên tác: CUNG Tiến; phối nhạc: NGUYỄN Bách

Biểu diễn: Phạm Đan Quế, Accordion / Nguyễn Thị Kim Ngân, Piano

Bài 13. DANSE MACABRE – Camille SAINT-SAËNS
Biểu diễn: Thạch Thái Đỗ Quyên, Lê Thị Minh Trang, Piano Duos
“Danse macabre” (Vũ điệu thần Chết) là một thơ giao hưởng (symphonic poem) của nhà soạn nhạc người Pháp, Camille Saint-Säens (1835-1921). Sáng tác dựa trên một bài thơ của thi sĩ người Pháp Henri Cazalis, có cốt truyện dựa vào sự mê tín của người Pháp, có nguồn gốc từ xa xưa: cái chết xuất hiện lúc nửa đêm vào dịp Halloween mỗi năm. Cái chết có sức mạnh gọi những người đã chết ở trong những nấm mồ để nhảy múa cùng nó. Tất cả đều nhảy múa cho đến lúc bình minh. Những người đã chết lại trở về với nấm mồ chờ Halloween năm sau.

Video Bài 13. DANSE MACABRE – Camille SAINT-SAËNS

Biểu diễn: Thạch Thái Đỗ Quyên, Lê Thị Minh Trang, Piano Duos

Bài 14. YOU RAISE ME UP – Rolf LOVLAND, Brendan GRAHAM; Phối âm: NGUYỄN Bách
Biểu diễn: Ban hợp xướng Suối Việt
“You Raise Me Up” là một bài hát với phần nhạc của Rolf Løvland còn phần lời của Brendan Graham thuộc nhóm nhạc Secret Garden. Khi được biểu diễn vào đầu năm 2002 bởi Secret Garden, ca khúc không có mấy tiếng vang. Nhưng sau đó bài hát đã được trên một trăm nghệ sĩ thu âm trong đó có Josh Groban, người đã góp phần phổ biến ca khúc vào năm 2003; bản thu của anh trở thành hit ở Hoa Kỳ. Ban nhạc người Ireland Westlife đã giúp phổ biến ca khúc này tại Vương quốc Anh hai năm sau đó. “You Raise Me Up” thường được biểu diễn dưới dạng một bài thánh ca.

 
Video Bài 14. YOU RAISE ME UP – Rolf LOVLAND, Brendan GRAHAM
Phối âm: NGUYỄN Bách
Biểu diễn: Ban hợp xướng Suối Việt

Khoa Thiết Kế và Nghệ Thuật trường Đại học Hoa Sen xin cảm ơn quý thầy, cô và học viên trường Âm nhạc B.A.C.H. đã cùng phối hợp tổ chức thành công chương trình Piano Sings 2019 tại Đại học Hoa Sen lần thứ 8 này.
Album 20190912.Piano Sings 2019
2019 Piano Sing 2019

Danh mục liên quan

Thông báo Tin nổi bật
Facebook Youtube Tiktok Zalo