Đại học Hoa Sen

Webinar: Du học sinh Việt Nam đương đại ở Nhật Bản: Cơ hội và Thách thức

Lúc 9h00, ngày 13/11/2021
Hình thức Online

Số lượng cư dân Việt Nam hiện đang sinh sống tại Nhật Bản đã tăng lên đáng kể trong 10 năm qua với khoảng 40 nghìn người năm 2009 lên hơn 400 nghìn người vào năm 2019. Cuộc sống ở Nhật Bản mang lại nhiều lợi ích cũng không ít thách thức cho người dân Việt Nam. Hội thảo này nhằm mục đích đối thoại và chia sẻ ý kiến về quá trình di cư của sinh viên Việt Nam hiện đại sang Nhật Bản, bao gồm nguyên nhân, quá trình và kết quả. Hội thảo cũng trao đổi về cách thích nghi với văn hóa Nhật Bản và các cơ hội xin học bổng Nhật Bản mà công dân Việt Nam có cơ hội.

Với sự tham gia của các giáo sư, chuyên gia nghiên cứu đến từ Đại hoc Tokyo Nhật Bản, Đại học Hoa Sen và giảng viên và chuyên gia đến từ Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Nhân lực Vạn Xuân. Tất cả báo cáo viên hiện nay hay đã từng học tập, làm việc ở Nhật Bản. Đây là cơ hội để hỗ trợ, tương tác và trao đổi về các vấn đề di cư, du học, làm việc ở Nhật Bản cho những ai quan tâm. Hội thảo sẽ mang đến những kiến thức hữu ích để thúc đẩy và xây dựng những trải nghiệm quý giá ở Nhật Bản cho công dân Việt Nam quan tâm.

  • Thời gian:09:00 – 11:00 Thứ 7 ngày 13, tháng 11 năm 2021
  • Hình thức (Online, trên nền tảng Zoom)
  • Ngôn ngữ:Tiếng Việt – Tiếng Anh – Tiếng Nhật 
  • Kinh phí Tài trợ bởi quỹ nghiên cứu Toyota (D20-N-0017) 
  • MC Tiến sĩ Trần Ngọc Tiến, Đại học Hoa Sen

►Tải thông tin Poster chương trình (tiếng việt)

►Download Poster (English)

CHƯƠNG TRÌNH:

09:00 – 09:10:  Dân tộc học trực quan về di cư của sinh viên quốc tế đến Nhật Bản: Hiểu biết, đồng cảm và hướng tới một xã hội hội nhập

Trình bày: Tiến sĩ Dipesh Kharel, Đại học Tokyo, Đại diện cho Dự án nghiên cứu Toyota Foundation

 09:10 – 09:30:  Du học sinh Việt Nam ở  Nhật Bản: Trước và sau COVID-19

Trình bày: Phó Giáo Sư, Tiến sĩ  Yuriko Sato, Học Viện Công nghệ Tokyo

9:30 – 09:50:   Học bổng du học Nhật Bản và Cơ hội thành công học thuật

Trình bày:Tiến sĩ Trần Ngọc Tiến, Đại học Hoa Sen

09:50 – 10:10:  Hòa nhập văn hóa công sở ở Nhật Bản: Một số điểm cần lưu ý

Trình bày: Cô Châu Tuệ Quân, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Nhân lực Vạn Xuân

10:10 – 10:30:  Xu hướng xuất khẩu lao động sang Nhật: Nhìn từ góc độ xã hội

Trình bày: Cô Nguyễn Thị Hằng, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Nhân lực Vạn Xuân

10:30 – 11:00:  Kết thúc 

THÔNG TIN DIỄN GIẢ

1. Tiến sĩ Yuriko Sato hiện đang công tác tại Học Viện Công nghệ Tokyo. Tiến sĩ Yuriko Sato đã tham gia nghiên cứu về sinh viên quốc tế ở Nhật Bản trên 20 năm và là một trong những học giả nổi bật nhất trong lĩnh vực này ở Nhật Bản. Các lĩnh vực nghiên cứu của cô bao gồm Chính sách Sinh viên Quốc tế, Chính sách Nhập cư, Giáo dục Quốc tế và Kinh tế Phát triển. Tiến sĩ Yuriko Sato có kinh nghiệm làm việc cho Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) trước khi giảng dạy ở Học Viện Công nghệ Tokyo.

Cô đã được trao giải thưởng bài báo tốt nhất của Hiệp hội Giáo dục Sinh viên Quốc tế Nhật Bản năm 2013 và bài báo tốt nhất & bài thuyết trình hay nhất tại Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ nhất. Cô cũng nhận được giải thưởng Giáo viên xuất sắc nhất của Học Viện Công nghệ Tokyo vào năm 2007 và 2013.

Một trong những ngành nghiên cứu của cô là du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản. Một số tác phẩm chính của cô như sau:

  • Sato, Y. (2019) “Asian Students’ Brain Circulation and Japanese Companies: An empirical study to explore the relationship”, Asian Education and Development Studies, Vol. 9, No.1, pp. 333-352, DOI: https://doi.org/10.1108/AEDS-02-2019-0044
  • Sato, Y., Breaden, J. & Funai, T. (2020). Nihongo Gakkō: The Functions and Dysfunctions of Japanese Language Institutes in Japan. Japanese Studies Vol. 40, Issues 3, pp.333-352, DOI: 10.1080/10371397.2020.1822160

2. Tiến sĩ Dipesh Kharel tốt nghiệp từ Đại học Tokyo. Ông đã có nhiều năm nghiên cứu về những người nhập cư vào Nhật Bản. Một số bộ phim tài liệu của ông đã đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, nổi bật là A Life with Slate (2006), Playing with Nan (2012), Tama Gaun (2015). Ông đã nhận được nhiều dự án nghiên cứu nổi bật là của Hiệp hội Xúc tiến Khoa học Nhật Bản, Quỹ Nghiên cứu Toàn cầu hóa Châu Á của Đại học Tokyo (2012-2013), Quỹ Tài trợ Nhật Bản (2012), Quỹ Phim Tài liệu Châu Á của Hàn Quốc (2011), Quỹ Phim Quốc tế Goteborg của Thụy Điển (2011), Quỹ Nghiên cứu Toyota Foundation (2017) và Quỹ Wenner-Gren của Hoa Kỳ (2018).

Hiện tại, Tiến sĩ Dipesh Kharel đang nghiên cứu về người nhập cư vào Nhật Bản. Ấn phẩm gần đây của ông về người nhập cư vào Nhật Bản đã nhận được Giải thưởng Truyền thông David Plath từ Hiệp hội Nhân học Hoa Kỳ (giải thưởng dành cho công trình nghiên cứu xuất sắc nhất về Đông Á). Ông cũng nhận được giải thưởng từ Nhà xuất bản Đại học Oxford năm 2016 cho bài báo xuất sắc nhất trên tạp chí của Đại học Oxford.

3. Tiến sĩ Trần Ngọc Tiến hiện nay là Giám đốc Chương trình Ngôn ngữ Anh, trường Đại học Hoa Sen. Ông đã có gần 20 năm giảng dạy và Nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa và phương pháp giảng dạy tiếng Anh. TS Trần Ngọc Tiến có hai bằng thạc sĩ (Ritsumeikan Asia Pacific University (APU), Nhật Bản, và Edith Cowan University, Úc) và bằng Tiến sĩ do Ritsumeikan Asia Pacific University (APU), Nhật Bản cấp năm 2014. Trong quá trình học tập và công tác, ông đã nhận được nhiều thành tựu. Nổi bật là học bổng Monbukagakusho (MEXT) của chính phủ Nhật Bản cấp cho cả chương trình thạc sĩ và tiến sĩ. Ông cũng được mời tham gia nhiều hội thảo quốc tế về lĩnh vực giáo dục.

Trong lĩnh vực nghiên cứu, TS Trần Ngọc Tiến đã xuất bản một số bài báo khoa học ở Nhật, Anh, Mỹ, Ý về các lĩnh vực liên quan đến giáo dục, văn hóa và phương pháp giảng dạy tiếng Anh, và ông cũng đang tham gia một vài sự án nghiên cứu về di của quỹ Toyota Foundation, Nhật Bản.

4. Cô Châu Tuệ Quân sang Nhật du học năm 2014 ở trường đại học Tokuyama tại tỉnh Yamaguchi, nơi có đội ngũ giáo viên luôn tận tâm và nhiệt huyết hỗ trợ các bạn học sinh khi gặp vấn đề khó khăn trong học tập và cuộc sống. Cô Châu Tuệ Quân đã từng đảm nhiệm chức Phó chủ tịch hội du học sinh Việt Nam tại trường Tokuyama và tham gia hỗ trợ tư vấn các bạn du học sinh mới qua trong việc học tập và làm quen với môi trường, cuộc sống ở Nhật Bản. Trong thời gian học, cô Châu Tuệ Quân đã tham gia nhiều công việc bán thời gian khác nhau.

Nhờ những kinh nghiệm gặt hái được trong 4 năm vừa học vừa làm, sau khi tốt nghiệp năm 2018,  Cô Châu Tuệ Quân đã vào làm ở công ty Hiroshima Aluminum Industry Co.Ltd chức vụ nhân viên văn phòng kiêm thông dịch. Năm 2021 về Việt Nam cô công tác ở Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Nhân lực Vạn Xuân trên vai trò là giảng viên và tư vấn viên với mong ước muốn các bạn Việt Nam hiểu rõ hơn về con người và cuộc sống ở Nhật Bản trước khi các bạn đặt chân đến đất nước Mặt trời mọc.

5. Cô Nguyễn Thị Hằng hiện nay đang là giáo viên bộ môn Tiếng Nhật tại Công ty Đầu Tư và Phát Triển Nhân Lực Vạn Xuân thuộc Hikari NS Group. Sau khi tốt nghiệp ĐH chuyên ngành tiếng Nhật tại Việt Nam, cô đã công tác ở Hikari Group trên vai trò là giáo viên tiếng Nhật. Nhận thấy bản thân cần có thêm trải nghiệm thực tế, hiểu thêm về nền văn hóa và con người Nhật Bản cũng như để nâng cao năng lực tiếng Nhật hơn nữa nên cô đã thi tuyển và đạt được học bổng toàn phần du học Nhật Bản Asahi.

Trong quá trình du học tại Nhật cô đã đạt học bổng của trường Senmon Tokyo Business. Sau khi trở về nước cô tiếp tục công việc giảng dạy tiếng Nhật tại hệ thống Hikari, chuyên về lĩnh vực đào tạo và đưa học sinh qua Nhật du học, lao động theo diện kỹ sư, thực tập sinh, điều dưỡng, v.v.

image image image