Đại học Hoa Sen

Tọa đàm: Giới thiệu sách “Đỉnh cao Đế quốc Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương thuộc Pháp

Lúc 9h, thứ Bảy, ngày 29/08/2015
Phòng NZ407 (Lầu 4), trường Đại học Hoa Sen, số 08 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP. HCM

Phòng Nghiên cứu Khoa học và Ban Tu thư – Dịch thuật thân mời quí anh chị giảng viên, nhân viên đến tham dự buổi Tọa đàm: GIỚI THIỆU SÁCH “ĐỈNH CAO ĐẾ QUỐC: ĐÀ LẠT VÀ SỰ HƯNG VONG CỦA ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP”.

Diễn giả: Nhà báo TRẦN ĐỨC TÀI và Dịch giả PHẠM VIÊM PHƯƠNG

Đà Lạt được tạo dựng vào cuối thế kỷ 19 từ những dự định trái ngược và tranh chấp nhau: nó sẽ là một vườn ươm, một pháo đài chống bệnh tật, một trung tâm của quyền lực thực dân, một căn cứ quân sự, một đỉnh cao để từ đó thống lĩnh Đông Dương.

Các nhà qui hoạch thành phố này tìm cảm hứng ở nhiều nơi: tham khảo rất nhiều đến Petropolis ở Brazil, đến Baguio ở Philippines, đến Pháp và dãy Alps Thụy Sĩ, đến Côte d’Azur và đến những thị trấn đồi núi ở Hòa Lan mà lúc bấy giờ còn gọi là Hòa – Ấn (Netherland Indies). Nói cách khác, Đà Lạt hiện đại và hoàn cầu từ trong tinh chất. Vậy mà nó cũng là tỉnh lẻ: khu nghỉ dưỡng này nổi tiếng vì các phong cách vùng Basque, Bretagne, Normandie và Provence, chẳng hạn. Cuốn sách này khám phá những nguồn gốc và tiến hóa của Đà Lạt trong kỷ nguyên thuộc địa, khảo sát nhiều căng thẳng và nghịch lý trên đường đi của nó.

Đà Lạt sẽ còn quyến rũ mọi người lâu dài. Dường như nó gieo niềm hoài nhớ cho ngay cả một thế hệ trẻ Việt Nam, những người xem nó như một nơi chốn lãng mạn và thoát ly. Cảm nhận đương đại này, về nhiều mặt, là sự đứt đoạn với cảm nhận thực dân Pháp về Đà Lạt như một sự thay thế cho nước Pháp, một bản sao thu nhỏ của mẫu quốc.
(Trích Lời tác giả nhân dịp ra mắt bản tiếng Việt)

Thông tin về  diễn giả:

Nhà báo TRẦN ĐỨC TÀI (1964) 

  • Nhà báo, dịch giả.
  • Từ 2012 viết báo và dịch thuật tự do.
  • Từng tham gia đào tạo nghiệp vụ cho các khoá tập huấn phóng viên của báo Tuổi Trẻ tổ chức ở Đà Lạt, sinh viên khoa Báo chí – Truyền thông ĐH KHXHNV ở Tp.HCM, và dự án “Độc giả thông minh” (News Literacy) tại ĐH Yersin ở Đà Lạt theo chương trình tài trợ của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ.
  • Dịch giả và chủ biên các sách nghiệp vụ được dùng làm tài liệu nghiên cứu giảng dạy ở Khoa Báo chí – Truyền thông ĐH KHXHNV Tp.HCM như:
  1.  Ảnh báo chí (The Associated Press Guide to Photojournalism – Brian Horton) – NXB Thông tấn thuộc TTXVN – 2003, tái bản 2004. (Dịch giả).
  2.  Nhà báo hiện đại (News Reporting and Writing – The Missouri Group) – NXB Trẻ 2007, tái bản 2013. (Chủ biên nhóm dịch thuật giảng viên Khoa Báo chí-truyền thông ĐH KHXHNV Tp.HCM).
  3.  Con mắt biên tập (The Editorial Eye – Jane T.Harrigan & Karen Brown Dunlap) – NXB Tổng hợp Tp.HCM – 2011. (Dịch giả, theo nguồn tài trợ của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ cho báo Sài Gòn Tiếp Thị).
  4.  Làng báo Sài Gòn 1916-1930 (The Birth of Vietnamese Political Journalism – Philippe M.F. Peycam) – NXB Trẻ – 2015. (Dịch giả).
  5.  Hiệu đính tác phẩm sử học Đỉnh cao đế quốc của Eric T. Jennings (ĐH Hoa Sen và NXB Hồng Đức, 2015).

Dịch giả PHẠM VIÊM PHƯƠNG (1955)

  • Tốt nghiệp khoa Sử, Đại học Sư phạm TP HCM năm 1977.
  • Bắt đầu công việc dịch (Anh – Việt) từ năm 1987.
  • Các tác giả Phạm Viêm Phương từng chuyển thể tác phẩm sang tiếng Việt:
  1. Don DeLillo (The body artist / Nghệ sĩ hình thể, NXB Văn học 2010).
  2. Harper Lee (To Kill a Mocking Bird / Giết con chim nhại, dịch chung với Huỳnh Kim Oanh, NXB Văn học 2008).
  3. Orhan Pamuk (My name is Red / Tên tôi là Đỏ, NXB Hội nhà văn 2007, giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008).
  4. John Steinbeck (The Wayward Bus/ Rời nẻo đường quen), NXB Văn nghệ TPHCM, 1999.
  5. Ernest Hemingway (Tuyết trên ngọn Kilimanjaro và những truyện ngắn khác, dịch chung với Huy Tưởng, NXB Văn nghệ TP HCM, 1997).
  6. Philip Roth (The human stain, chưa xuất bản).
  7. John Updike (Rabit, run; chưa xuất bản).
  8. George Orwell (1984, chưa xuất bản).
  9. Cùng hơn 30 đầu sách dịch khác.
image image image