Đại học Hoa Sen

Seminar khoa học: Thảm họa môi trường biển tại miền Trung Việt Nam 2016: thực trạng, giải pháp và bài học kinh nghiệm.

Lúc 9h00, thứ 4, ngày 20/9/2017
Phòng NZ.506, trường Đại học Hoa Sen, số 08 Nguyễn Văn Tráng, Q.1

Khoa Khoa khọc và Kỹ thuật trường Đại học Hoa Sen tổ chức buổi hội thảo khoa học “Thảm họa môi trường biển tại miền Trung Việt Nam 2016: thực trạng, giải pháp và bài học kinh nghiệm.” 

>> Chi tiết nội dung chuyên đề

Diễn giả chính của buổi hội thảo là GS. TS Phạm Hùng Việt (Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích, kiểm định môi trường và an toàn thực phẩm, ĐH Quốc gia Hà Nội). Là 1 trong 21 cá nhân tiêu biểu được vinh danh tại Hội nghị điển hình tiên tiến của TTrường Đại học Khoa học tự nhiên (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2015, GS.TS Phạm Hùng Việt với nhiều thành tích nổi bật, trong đó phải kể đến công trình về cơ chế phát sinh ô nhiễm ASEN trong nước ngầm của ông và nhóm nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature vào năm 2013.

Dang ky tham du hoi thao

Đôi nét về diễn giả:

GS Pham Hung Viet

Giáo sư là 1 trong 21 cá nhân tiêu biểu được vinh danh tại Hội nghị điển hình tiên tiến của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN năm 2015, GS.TS Phạm Hùng Việt với nhiều thành tích nổi bật, trong đó phải kể đến công trình về cơ chế phát sinh ô nhiễm ASEN trong nước ngầm của ông và nhóm nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature vào năm 2013.

GS. Phạm Hùng Việt, ông và nhóm nghiên cứu của mình đã có nhiều bài báo quốc tế ở lĩnh vực này trong đó phải kể đến những bài có tầm ảnh hưởng lớn như bài báo đăng trên Tạp chí Nature – công trình được lựa chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học tiêu biểu của nước ta năm 2013.

GS. Phạm Hùng Việt cũng được biết đến là một trong số những người đặt nền móng cho việc xây dựng các dự án hợp tác quốc tế của Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN  – nguồn lực lớn của sự phát triển, bao gồm, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghiên cứu sinh, trao đổi học viên cao học, cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn.

Từ năm 1998 tới nay, của Trung tâm Nghiên cứu công nghệ môi trường và phát triển bền vững (CETASD), Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Được sự ủng hộ của Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam và tổ chức UNICEF Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã tiến hành những nghiên cứu đầu tiên về asen trong nước ngầm tại khu vực Hà Nội, tiếp theo đó là toàn vùng châu thổ sông Hồng, một phần khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

image image image