Đại học Hoa Sen – HSU

Học Luật cần giỏi môn gì? 5 Kỹ năng cần thiết cho ngành Luật

Học luật cần giỏi môn gì, học ngành luật đòi hỏi phải có những kỹ năng nào, nên học ngành luật ở đâu,… là các câu hỏi phổ biến mà các em học sinh cảm thấy băn khoăn, thắc mắc. Trong bài viết dưới đây, Đại học Hoa Sen sẽ giải đáp chi tiết.

Muốn học luật cần giỏi môn gì ở cấp 3?

Muốn theo đuổi thành công nghề luật trong tương lai, ngay từ khi còn là học sinh cấp 3 học sinh cần nắm vững kiến thức trong quá trình học tập, chú trọng phát triển những kỹ năng quan trọng có ích cho sự nghiệp sau này. Dưới đây là những môn ở cấp 3 khi muốn học luật bạn cần học giỏi:

  • Môn Văn: Môn Văn sẽ giúp bạn phát triển khả năng đọc hiểu, diễn đạt ý tưởng, logic và phân tích văn bản. Trong ngành Luật, những kỹ năng này rất quan trọng.
  • Môn Toán: Đối với ngành Luật việc nắm bắt và áp dụng các quy định của pháp luật, phân tích và sử dụng số liệu thống kê rất quan trọng. Việc học môn toán sẽ là giải pháp hiệu quả giúp bạn có khả năng tư duy logic tốt, biết cách phân tích và xử lý số liệu.
  • Môn Tiếng Anh: Học môn Tiếng Anh tốt sẽ giúp người học luật có thể nghiên cứu và áp dụng luật quốc tế tốt.
  • Môn Lịch sử: Ngoài những môn cơ bản như Toán, Văn, Tiếng Anh thì việc học tốt môn Lịch sử cũng sẽ giúp học viên hiểu rõ hơn về cơ cấu xã hội, các vấn đề của xã hội, lịch sử hình thành và phát triển xã hội.

Ngoài ra, môn Hóa học và Sinh học cũng sẽ rất hữu ích trong việc giúp bạn hiểu rõ hơn về y học pháp luật.

Học luật cần giỏi những môn gì
Học luật cần giỏi những môn gì

Học ngành Luật đòi hỏi phải giỏi môn nào ở đại học?

Để trở thành một luật sư giỏi, ngoài những kiến thức cơ bản được học ở cấp 3, sinh viên cần nắm vững và học giỏi nhiều môn khác nhau trên giảng đường đại học như:

Logic học

Logic học là một môn học quan trọng, bắt buộc trong ngành Luật. Khi học Logic học giúp mỗi sinh viên có thể hiểu rõ hơn về tư duy và quy luật nhằm nhận thức đúng đắn hơn về thế giới khách quan. Ngoài ra, môn Logic học còn giúp phát triển tư duy logic, và kỹ năng lập luận chặt chẽ khi xử lý vụ việc hay tham gia vào các phiên tòa.

Luật hiến pháp

Luật Hiến pháp một môn học cực kỳ quan trọng đối với ngành luật được đưa vào từ năm đầu tiên trong khung chương trình đào tạo ngành luật cho sinh viên. Bởi Luật hiến pháp giúp người học hiểu rõ và nắm vững các kiến thức cơ bản về Luật Hiến Pháp của Việt Nam. Từ đó, giúp liên kết, hiểu một cách nhanh chóng các ngành Luật khác trong lĩnh vực này.

Các môn học ngành luật bắt buộc tại đại học
Các môn học ngành luật bắt buộc tại đại học

Lý luận nhà nước và pháp luật – Môn học cơ sở ngành luật

Môn học Lý luận nhà nước và pháp luật cũng được xem là môn học cơ sở, liên quan mật thiết với các môn Khoa học xã hội và nhiều bộ môn khác như: triết học, kinh tế, chính trị, các môn xã hội học,…Theo đó, môn học này giúp cho người học hiểu rõ hơn về hệ thống nhà nước, cơ cấu, bản chất, quy luật của hệ thống luật pháp và các quy tắc, quyền lợi trong xã hội.

Luật hành chính

Môn học Luật hành chính giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu về luật hành chính như: Tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà nước, những quy định và quyền hạn của các bên liên quan,…Từ đó, giúp học viên nắm vững và hiểu sâu hơn về nhiều môn luật khác.

Luật dân sự

Luật Dân sự là ngành luật độc lập, rộng lớn trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Cụ thể, luật này điều chỉnh các mối quan hệ xã hội như: quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, hợp đồng lao động, thừa kế và nhiều khía cạnh khác nhau.

Việc hiểu rõ về quy định, nắm vững nguyên tắc của Luật dân sự là vô cùng quan trọng đối với tất cả sinh viên theo học ngành luật. Bởi điều này giúp học viên thích ứng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đảm bảo có đầy đủ những kiến thức cho công việc sau khi ra trường.

Các môn học liên quan tới ngành luật tại trường đại học
Các môn học liên quan tới ngành luật tại trường đại học

Bộ kỹ năng cần thiết cho ngành luật

Hệ thống pháp luật gồm có quy tắc, nguyên tắc, thể chế,…được ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức, đem lại công bằng cho mọi người và đảm bảo an toàn, giữ gìn trật tự xã hội. Để theo đuổi ngành luật, mỗi học viên cần tích lũy cho mình những kỹ năng sau: 

Tư duy logic, phản biện: Nền tảng phân tích vấn đề, lập luận chặt chẽ

Mỗi sinh viên cần trang bị cho mình kỹ năng tư duy, logic, phản biện. Bởi việc có một tư duy logic sắc bén, giúp họ có thể phân tích luật, đánh giá các tình huống một cách chính xác và đưa ra các lập luận chặt chẽ, thuyết phục để giải quyết các vấn đề hiệu quả.

Kỹ năng đọc hiểu chuyên sâu: Hiểu bản chất văn bản pháp luật, hợp đồng

Trong ngành luật, có đa dạng các văn bản pháp luật như quy phạm, luật và các quy định. Chính vì vậy, để có thể học tốt ngành luật cũng như có cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường thì một trong những kỹ năng cần thiết phải có là đọc hiểu chuyên sâu các văn bản pháp luật, hợp đồng.

Kỹ năng nghiên cứu pháp lý: Tìm kiếm, phân tích, áp dụng các văn bản pháp luật

Để trở thành một luật sư thực thụ, bạn không thể thiếu được Kỹ năng nghiên cứu pháp lý: Tìm kiếm, phân tích, áp dụng các văn bản pháp luật. Mỗi luật sư cần phải nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, tìm kiếm thông tin, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau cũng như áp dụng đúng quy định của pháp luật để đưa ra quyết định chính xác cuối cùng khi tham gia tranh tụng.

Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình: Trình bày lập luận, bảo vệ quan điểm

Việc giao tiếp tốt giúp học viên có thể trình bày, giải thích các vấn đề pháp lý rõ ràng, logic, dễ hiểu để thuyết phục các bên liên quan trong các vấn đề pháp lý. Bên cạnh đó, kỹ năng thuyết trình cũng khá quan trọng, giúp sinh viên luật có thể tự tin thuyết trình trước đám đông, giải thích thông tin dễ hiểu cho khách hàng, đồng nghiệp, đối tác,…

Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng bắt buộc người ngành luật phải có
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng bắt buộc người ngành luật phải có

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Áp dụng kiến thức pháp luật vào các tình huống thực tế

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng đối với người theo đuổi ngành luật. Bởi trong quá trình làm việc, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, tình huống khác nhau không lường trước được.

Các yêu cầu cần thiết để trở thành một luật sư là gì?

Để trở thành một luật sư, bạn cần đáp ứng các tiêu chí liên quan tới trình độ học vấn, kỹ năng cụ thể như sau:

Thi đậu và theo học ngành Luật tại các trường đại học

Một trong những yêu cầu cần thiết về bắt buộc để trở thành một luật sư là:

  • Có bằng cử nhân luật và có đăng ký tham dự các khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư;
  • Hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư theo thời gian đào tạo được pháp luật quy định là 12 tháng và được cơ sở đào tạo nghề luật sư uy tín cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

Sở hữu thẻ luật sư

Khi sở hữu thẻ luật sư bạn mới có thể được làm luật sư chính thức. Để được cấp thẻ bạn cần hoàn thành bậc đào tạo luật sư sau đó trải qua ít nhất 12 tháng tập sự tại các văn phòng luật. Khi đã có thẻ luật sư, bạn có thể tự do lựa chọn hình thức hành nghề luật, mở văn phòng riêng để tư vấn, đại diện cho khách hàng trong các vụ việc và vụ án, tham gia các tổ chức pháp lý. 

Việc có kỹ năng tốt cũng là một trong những yêu cầu để trở thành luật sư

Những kỹ năng như: nghiên cứu, phân tích thông tin pháp lý, lập luận, giao tiếp, thuyết trình, thương lượng đều là những kỹ năng cần thiết mà một luật sư giỏi cần có. Những kỹ năng này giúp người làm luật sư có thể giải quyết các vấn đề, vụ việc, đưa ra quyết định một cách chính xác, công bằng, nhận được sự hài lòng của cả hai bên và xây dựng sự nghiệp thành công trong tương lai.

Một số tiêu chí để trở thành luật sư
Một số tiêu chí để trở thành luật sư

Những cơ hội nghề nghiệp mà ngành Luật mang lại

Cơ hội nghề nghiệp mà ngành luật mang lại sau khi ra trường như thế nào? Sinh viên tốt nghiệp ngành luật có thể làm việc tại các vị trí như:

  • Thẩm phán
  • Kiểm soát viên 
  • Luật sư 
  • Công chứng viên
  • Chấp hành viên 
  • Thư ký quan tòa
  • Giảng viên ngành luật
  • Pháp chế doanh nghiệp
  • Làm việc tại các cơ quan nhà nước, các tòa án,…

Câu hỏi thường gặp khác khi hỏi học luật cần giỏi môn gì?

Bên cạnh học luật cần giỏi môn gì thì có rất nhiều câu hỏi khác mà người học thắc mắc như học luật có khó không, học luật mất bao lâu,… Dưới đây là giải đáp chi tiết:

Ngành Luật là gì?

Ngành luật là ngành học đào tạo và cung cấp cho sinh viên các kiến thức về hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế. Ngành luật được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau và mỗi chuyên ngành sẽ tập trung đào tạo một lĩnh vực pháp luật cụ thể. 

Học luật sư có khó không?

Không có một ngành học nào là dễ dàng và luật sư cũng không hề ngoại lệ. Bởi học luật sư có thể được coi là một quá trình dài và khá thách thức. Đòi hỏi người học phải có sự cam kết và kiên nhẫn, cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu và hiểu sâu về các quy định pháp luật, văn bản luật và tài liệu liên quan.

Đặc biệt hơn khi Luật là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như dân sự, hình sự, hành chính, thương mại,…thì điều này càng đòi hỏi người học luôn kiên trì, tự học, tự nghiên cứu và không chịu bỏ cuộc.

Học luật sư đòi hỏi một quá trình dài
Học luật sư đòi hỏi một quá trình dài

Để trở thành luật sư, cần học ngành nào?

Để trở thành một luật sư, đòi hỏi ở bạn sự kiên trì, kiên nhẫn trong 6 năm để tích lũy kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc. Bao gồm: 

  • 4 năm học đại học
  • 1 năm đào tạo nghề luật sư
  • 1 năm tập sự tại văn phòng luật

Học Đại học Luật mất bao lâu?

Ngành luật là ngành được đào tạo chủ yếu ở bậc đại học hiện nay. Chính vì vậy, tổng thời gian đào tạo ngành luật tại các trường đại học hiện nay là 04 năm, trong đó có 3,5 năm là đào tạo kiến thức và 0,5 năm là khoảng thời gian để sinh viên tham gia thực tập, hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Những phẩm chất cần thiết để trở thành luật sư là gì?

Để trở thành một luật sư trong tương lai, bạn cần phải có những phẩm chất, kỹ năng sau:

  • Có kiến thức pháp luật vững chắc và hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, xã hội,…
  • Là người luôn công bằng, khách quan, trung thực.
  • Có kỹ năng tư duy logic, khả năng phân tích, lập luận vấn đề tốt.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, nói chuyện mạch lạc, rõ ràng, lưu loát.
  • Sở hữu một trí nhớ tốt.
  • Bản lĩnh, lập trường vững vàng.
  • Kiên trì, chăm chỉ.
  • Kỹ năng đàm phán.
  • Khả năng lắng nghe, ghi nhớ.
  • Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc,…
Những phẩm chất cần thiết để trở thành luật sư
Những phẩm chất cần thiết để trở thành luật sư

Học luật có cần giỏi văn không?

Học luật không bắt buộc phải cần giỏi văn. Bởi trên thực tế hiện nay, các trường đào tạo ngành luật vẫn xét tuyển tổ hợp A1 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) cho ngành này.

Tuy nhiên, nếu học giỏi văn sẽ là một lợi thế rất lớn cho bạn khi học luật. Bởi nếu giỏi văn chương, bạn sẽ có khả năng phân tích thông tin và suy luận logic. Trong lĩnh vực luật pháp, kỹ năng rất quan trọng trong việc đưa ra luận điểm pháp lý và tìm ra các giải pháp phù hợp.

Địa chỉ nào là lựa chọn tốt để học ngành Luật?

Ngành luật tại trường Đại học Hoa Sen là một trong những ngành mũi nhọn của trường, sở hữu đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại và chương trình đào tạo chất lượng cao, bám sát với thực tiễn. 

Chương trình đào tạo ngành Luật tại Đại học Hoa Sen là sự kết hợp giữa các lớp lý thuyết và các buổi thực hành. Bên cạnh đó, trong các tiết học thường có các phiên tòa giả định tạo cho sinh viên một môi trường thật nhất với nghề, có cơ hội được áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế.

Đại học Hoa Sen là trường đào tạo ngành luật chất lượng uy tín
Đại học Hoa Sen là trường đào tạo ngành luật chất lượng uy tín

Như vậy chắc hẳn qua bài viết bạn cũng đã tìm ra được đáp án cho thắc mắc học luật cần giỏi môn gì, học luật cần kỹ năng gì,…Hy vọng những thông tin được Đại học Hoa Sen chia sẻ ở bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc để phần nào hiểu rõ hơn về ngành luật!

Facebook Youtube Tiktok Zalo