Nộp hồ sơ

Thông Báo Tuyển Sinh Đào Tạo Trình Độ Thạc Sĩ Đợt 1 Năm 2021

Trường Đại học Hoa Sen thông báo tuyển sinh chương trình đào tạo Thạc sĩ đợt 1 năm 2021 như sau:

1. Chuyên ngành tuyển sinh và điều kiện dự tuyển

1.1. Chuyên ngành tuyển sinh

1.1.1. Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

– Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: 04 hướng ngành

  • MBA – Quản trị Kinh doanh
  • MBA – Quản lý Kinh tế công 
  • MBA – Quản trị Marketing 
  • MBA – Quản trị Logistics

– Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến): 40.

– Thời gian đào tạo: 1,5 năm. Thời gian học tối đa: 3,5 năm.

– Học phí: Chi tiết xem theo thông báo học phí của trường.

1.1.2. Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh

– Thạc sĩ Ngôn ngữ Anh: 02 chuyên ngành:

  • Biên phiên dịch 
  • Giảng dạy

– Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến): 40.

– Thời gian đào tạo: 2,0 năm. Thời gian học tối đa: 4 năm.

– Học phí: Chi tiết xem theo thông báo học phí của trường.

1.1.3. Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (dự kiến)

– Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến): 30

– Thời gian đào tạo: 1,5 năm. Thời gian học tối đa: 3,5 năm.

– Học phí: Chi tiết xem theo thông báo học phí của trường.

1.2. Điều kiện dự tuyển

1.2.1. Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh

Về văn bằng: Thí sinh đáp ứng một trong hai điều kiện sau (a hoặc b): 

a) Đã tốt nghiệp đại học(1) ngành Quản trị kinh doanh. 

b) Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học(1) các ngành gần, ngành khác với ngành Quản trị kinh doanh của trường đại học trong nước hay ngoài nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) công nhận và đã học, đạt yêu cầu các môn bổ sung kiến thức (xem phụ lục) trước thời điểm trường phát giấy báo thi.

Về thâm niên công tác:

– Thí sinh có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc tính đến ngày nhập học đối với thí sinh khác ngành Quản trị kinh doanh. Không yêu cầu có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc tính đến ngày nhập học đối với thí sinh tốt nghiệp đúng ngành hoặc ngành gần.

1.2.2. Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ Anh

Về văn bằng: Thí sinh đáp ứng một trong ba điều kiện sau (a hoặc b hoặc c): 

a) Đã tốt nghiệp đại học(1) ngành Ngôn ngữ Anh/Tiếng Anh hoặc Ngữ văn Anh. 

b) Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học(1) các ngành: Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ học ứng dụng, Văn chương Anh – Mỹ, Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu, Hoa Kỳ học, Anh học, Biên phiên dịch tiếng Anh tại trường đại học trong hay ngoài nước được Bộ GD&ĐT công nhận; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học(1) các ngành: Ngôn ngữ học, Quản lý Giáo dục, Văn hóa học, Tâm lý học, Giáo dục học tốt nghiệp ở trường nước ngoài và được đào tạo bằng ngôn ngữ Anh được Bộ GD&ĐT công nhận và đã học, đạt yêu cầu các môn bổ sung kiến thức (Xem phụ lục) trước thời điểm nhà trường phát giấy báo thi.

c) Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác của trường đại học trong nước hay ngoài nước được Bộ GD&ĐT công nhận và có một trong các chứng chỉ tiếng Anh sau: TOEIC từ 600 điểm trở lên hoặc IELTS từ 5.5 điểm trở lên hoặc TOEFL iBT từ 60 điểm trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành khác được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài với ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh được Bộ GD&ĐT công nhận và đã học, đạt yêu cầu các môn bổ sung kiến thức (Xem phụ lục) trước thời điểm nhà trường phát giấy báo thi.

1.2.3. Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (dự kiến)

Về văn bằng: Thí sinh đáp ứng một trong hai điều kiện sau (a hoặc b): 

a) Đã tốt nghiệp đại học(1) ngành Du lịch, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. 

b) Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học(1) các ngành gần: Việt Nam học, Khoa học Quản lý, Quản lý văn hóa, Quản trị kinh doanh hoặc ngành khác tại Trường Đại học trong hay ngoài nước được Bộ GD&ĐT công nhận và đã học, đạt yêu cầu các môn bổ sung kiến thức (Xem phụ lục) trước thời điểm nhà trường phát giấy báo thi.

Về thâm niên công tác:

– Thí sinh có ít nhất một năm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với ngành đăng ký dự thi đối với thí sinh tốt nghiệp ngành gần hoặc ba năm làm việc liên tục trong lĩnh vực du lịch đối với thí sinh tốt nghiệp ngành khác (tính từ ngày ký Quyết định công nhận Tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi và đã học bổ sung kiến thức để có trình độ tương đương với bằng Tốt nghiệp Đại học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành. Nếu thâm niên công tác ít hơn thì Hội đồng tuyển sinh xem xét loại Tốt nghiệp để quyết định).

1.2.4. Yêu cầu khác: áp dụng cho cả hai chuyên ngành tuyển sinh

– Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

– Có đủ sức khỏe học tập; đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học theo quy định của Quy chế đào tạo thạc sĩ, Hiệu trưởng trường xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tuỳ tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học. 

– Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của trường.

Lưu ý: (1) Trường hợp thí sinh có bằng tốt nghiệp của trường đại học nước ngoài thì văn bằng phải được Bộ GD&ĐT công nhận theo quy định.

2. Hồ sơ, lệ phí và mốc thời gian dự tuyển

2.1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển gồm:

a) Phiếu đăng k‎‎ý dự tuyển (theo mẫu);

b) Bản sao(*) văn bằng tốt nghiệp đại học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời; Giấy xác nhận văn bằng tương đương của Cục Quản lý Chất lượng với trường hợp văn bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;

c) Bản sao(*) kết quả học tập ở bậc đại học có ghi rõ tên môn học, số tiết, điểm thi từng môn; trường hợp thí sinh cần xét miễn giảm môn bổ sung kiến thức, thí sinh nộp thêm đề cương môn đã học;

d) Giấy xác nhận thâm niên công tác (đối với thí sinh dự tuyển ngành Quản trị kinh doanh, ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành);

e) Lý lịch cá nhân có dán ảnh và được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh;

f) Bản sao(*) bảng điểm bổ sung kiến thức đối với thí sinh có yêu cầu học bổ sung kiến thức;

g) Bản sao(*) chứng chỉ miễn thi môn Ngoại ngữ, nếu có;

h) Hồ sơ chứng minh đối tượng ưu tiên, nếu có;

i) 3 ảnh chân dung 3×4 được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ (ghi họ tên, ngày sinh vào sau ảnh, để trong 1 phong bì);

j) Bản sao(*) giấy khai sinh, thí sinh có thể nộp bổ sung khi trúng tuyển và đăng ký nhập học;

Lưu ý: (*) Thí sinh mang theo bản chính để đối chiếu hoặc nộp bản sao có công chứng.

2.2. Lệ phí dự tuyển: 1.000.000 đồng/hồ sơ.

2.3. Mốc thời gian:

– Đăng ký hồ sơ dự tuyển: từ ngày ra thông báo đến hết ngày 29/04/2021.

– Ngày thi: 15/05/2021 và 16/05/2021.

– Công bố kết quả thi, danh sách trúng tuyển: ngày 25/05/2021 (dự kiến).

3. Môn thi và điều kiện miễn thi

3.1. Môn thi tuyển, hình thức và thời lượng thi

Ngành xét tuyểnMôn thiThời lượngHình thức
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanhMôn Cơ sởKinh tế học90 phútTrắc nghiệm và tự luận
Môn Chủ chốtQuản trị học90 phútTrắc nghiệm và tự luận
Môn Ngoại ngữTiếng Anh120 phútTrắc nghiệm và tự luận
Chuyên ngành: Ngôn ngữ AnhMôn Cơ sởDẫn luận ngôn ngữ120 phútTrắc nghiệm và tự luận
Môn Chủ chốtTiếng Anh120 phútTrắc nghiệm và tự luận
Môn Ngoại ngữTiếng Pháp120 phútTrắc nghiệm và tự luận
Chuyên ngành: Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hànhMôn Cơ sởTổng quan Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng90 phútTrắc nghiệm và tự luận
Môn Chủ chốtKinh tế học trong Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng90 phútTrắc nghiệm và tự luận
Môn Ngoại ngữTiếng Anh120 phútTrắc nghiệm và tự luận

3.2. Điều kiện miễn thi môn Ngoại ngữ

3.2.1. Đối với chuyên ngành Quản trị kinh doanh 

– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài (ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh), được cơ quan có thẩm quyền (Cục Quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo) công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

– Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng (ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh);

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ Anh hoặc tương đương;

– Có một trong các chứng chỉ (2) tiếng Anh đạt trình độ tối thiểu như sau:

IELTSTOEFLTOEICCambridge English Scale
(PET, FCE, CAE, Business Preliminary)
BULATS
5.064 iBT510 ITP55015350

3.2.2. Đối với chuyên ngành Ngôn ngữ Anh

– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài theo chương trình đào tạo bằng tiếng Pháp, được cơ quan có thẩm quyền (Cục Quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo) công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

– Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng (ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Pháp); 

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ Pháp/Hoa/Nhật/Hàn;

– Có một trong các chứng chỉ(2) tiếng Pháp/Tiếng Hoa/Tiếng Nhật/Tiếng Hàn đạt trình độ tối thiểu như sau (tương đương trình độ A2 – khung Châu Âu):

Tiếng PhápTiếng HoaTiếng NhậtTiếng Hàn
– Chứng chỉ TCF đạt 250
– Chứng chỉ DELF A2
– Chứng chỉ HSK cấp độ 2
– TOCFL cấp độ 2
– Chứng chỉ JLPT N4
– NAT-TEST N4
– Chứng chỉ S–TOPIK cấp độ 2
– KLPT đạt 250

3.2.3. Đối với chuyên ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành:

– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài (ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh), được cơ quan có thẩm quyền (Cục Quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo) công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

– Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng (ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Anh);

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Ngôn ngữ Anh hoặc tương đương;

– Có một trong các chứng chỉ (2) tiếng Anh đạt trình độ tối thiểu như sau:

IELTSTOEFLTOEICCambridge English Scale
(PET, FCE, CAE, Business Preliminary)
BULATS
5.064 iBT510 ITP55015350

(2) Lưu ý:

– Các chứng chỉ để miễn thi nếu thuộc loại có quy định thời hạn sử dụng thì chứng chỉ phải còn giá trị sử dụng đến ngày đăng ký dự thi.

– Đối với thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ khác đạt cấp độ tương đương trình độ A2 (Khung Châu Âu), thí sinh cần nộp bản sao chứng chỉ để Hội đồng tuyển sinh xem xét và quyết định. 

4. Đối tượng ưu tiên và điểm ưu tiên

4.1. Đối tượng ưu tiên

a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

b) Thương binh, ng¬ười hư¬ởng chính sách như¬ th¬ương binh;

c) Con liệt sĩ;

d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;

e) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a, mục này;

f) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

4.2. Điểm ưu tiên

– Thí sinh thuộc đối tượng ưu tiên được cộng thêm mười điểm (thang điểm 100) cho môn Ngoại ngữ nếu không thuộc diện được miễn thi và một điểm (thang điểm 10) cho môn Cơ sở ngành. 

– Thí sinh thuộc nhiều đối tượng ưu tiên cũng chỉ được hưởng một lần ưu tiên.

5. Điều kiện trúng tuyển, xét tuyển

– Thí sinh thuộc diện xét trúng tuyển phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi, kiểm tra (sau khi đã cộng điểm ưu tiên, nếu có). 

– Căn cứ vào chỉ tiêu đã được thông báo cho từng ngành, chuyên ngành đào tạo và tổng điểm hai môn thi, kiểm tra của từng thí sinh (không cộng điểm môn ngoại ngữ), Hội đồng tuyển sinh xác định phương án điểm trúng tuyển. 

– Trường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm hai môn thi nêu trên (đã cộng cả điểm ưu tiên, nếu có) thì xác định thí sinh trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau:

i. Thí sinh là nữ ưu tiên theo quy định tại Khoản 4, Điều 16 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới;

ii. Thí sinh có điểm cao hơn của môn chủ chốt của chuyên ngành;

iii. Thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ hoặc người có điểm cao hơn của môn Ngoại ngữ.

6. Địa điểm liên hệ tư vấn và nộp hồ sơ đăng ký

Thí sinh liên hệ Văn phòng Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Hoa Sen:

₋ Địa chỉ: Sảnh G (tầng trệt), số 8 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP. HCM.

₋ Điện thoại: (028) 7300 7272 – Email: tuyensinh@hoasen.edu.vn

₋ Thời gian làm việc: từ Thứ Hai đến Thứ Sáu:

  • Buổi sáng: từ 08:00 đến 12:00
  • Buổi chiều: từ 13:00 đến 17:00
  • Buổi sáng (thứ Bảy): từ 08:00 đến 11:30

Bài viết liên quan

Đại học Hoa Sen: Tuyển sinh chương trình Đào tạo Thạc sĩ đợt 2/2024 (Thời hạn: 12/7/2024)
DH Hoa Sen, tuyển sinh, thạc sĩ
Đại học Hoa Sen: Tuyển sinh chương trình Đào tạo Thạc sĩ đợt 3/2023 (Thời hạn: 03/11/2023)
Đại học Hoa Sen tuyển sinh chương trình Đào tạo Thạc sĩ đợt 1/2023 (Thời hạn: 10/3/2023)
ĐH Hoa Sen – Tuyển sinh chương trình Đào tạo Thạc sĩ đợt 3/2022
HOA SEN GRADUATE ALUMNI
Học bổng năm học 2022
ĐH Hoa Sen – Tuyển sinh chương trình Đào tạo Thạc sĩ đợt 1/2022
ĐỒNG HÀNH PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP, TRƯỜNG ĐH HOA SEN TRAO HỌC BỔNG 50% HỌC PHÍ CHƯƠNG TRÌNH MBA CHO CÁN BỘ VECOM TÀI NĂNG
THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH MBA (TOÀN CẦU)
GIÁO DỤC NGÔN NGỮ ANH THẠC SĨ
CHIẾN LƯỢC GIẢNG DẠY TIẾNG ANH HIỆU QUẢ CÙNG CHUYÊN GIA QUỐC TẾ
MASTER’S INSIGHT TẬP 3: Cơ hội thăng tiến nào cho nhân sự 2024 – Học viên MBA chia sẻ kinh nghiệm
MBA THỰC CHIẾN: BÍ QUYẾT LÃNH ĐẠO TỪ GIÁM ĐỐC CÔNG NGHỆ XUẤT SẮC – TS. TRẦN VIẾT HUÂN, CTO SONKIM GROUP
CHƯƠNG TRÌNH MBA TẠI ĐH HOA SEN TRUYỀN CẢM HỨNG VÀ LAN TỎA TINH THẦN KHỞI NGHIỆP
Thông báo: Kỳ thi đánh giá năng lực Ngoại ngữ – Tuyển sinh thạc sĩ ĐH Hoa Sen đợt 1/2024
MBA THỰC CHIẾN: Lãnh đạo và Chiến lược chuyển đổi số – PGS.TS. Võ Thị Ngọc Thúy, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen
image