Đại học Hoa Sen

[Ngành Thiết kế thời trang HSU] Talkshow: “Overconsumption of Clothing- Causes And Issues”

5:00 PM,Thứ ba ngày 05 tháng 12 năm 2023
P.103 Đại học Hoa Sen 93 Cao Thắng Q.3, TPHCM
Đăng ký tham gia

Để giúp sinh viên hiểu rõ vấn đề tiêu thụ quần áo quá mức và thời trang tái chế, Ngành Thiết kế thời trang HSU tổ chức talkshow “Overconsumption of Clothing- Causes And Issues”. Đât là cơ hội hiếm có để giao lưu cùng diễn giả: Valérie Guillard – Giáo sư, Tiến sĩ chương trình Quản trị Kinh doanh.

Nghiên cứu của cô tập trung vào tâm lý người tiêu dùng, hành vi của người dùng đối các đồ dùng đã qua sử dụng, chất thải. Các nghiên cứu của cô được công bố trên các tạp chí khác nhau như: Recherche et Application Marketing, Décisions Marketing, Économie et Société, Esprit, Tạp chí Nghiên cứu Người tiêu dùng, Tạp chí Tiếp thị Vĩ mô, Nghiên cứu và Hành vi Người tiêu dùng.

(*)Bên cạnh phần chia sẻ của diễn giả Valérie Guillard, sự kiện kết hợp trưng bày các trang phục Thời trang tái chế của các sinh viên Thời trang Đại học Hoa Sen. Không chỉ thể hiện sự sáng tạo, tính đột phá ở việc “Reborn” một bộ trang phục thời trang từ vải vụn, các trang phục còn cho thấy tinh thần và ý niệm của các nhà thiết kế trẻ về sự tái sinh của trang phục và mong muốn một Ngành Thời trang phát triển bền vững hơn, ít huỷ hoại môi trường và tạo ra được tích cực lên xã hội

 ———

NỘI DUNG CHIA SẺ

Tình trạng gia tăng việc làm mới các bộ sưu tập thời trang đã dẫn đến khối lượng quần áo được đưa ra thị trường tăng hơn cả gấp đôi trong vòng mười lăm năm (ADEME, 2022). Khối lượng này, vượt quá cả nhu cầu, làm phát sinh rất nhiều rác thải may mặc ước tính lên đến hơn hai tỷ tấn mỗi năm (WWF, 2017) và làm tăng tác động của quá trình sản xuất/chuyển đổi vật liệu may mặc đến môi trường sống. Ngành công nghiệp may mặc cho thấy nhiều vấn đề môi trường và xã hội được truyền thông đưa tin dày đặc: nó làm phát sinh khoảng từ 8% đến 10% lượng khí thải các bon trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp này cũng tác động nặng nề đến đa dạng sinh học bởi sản xuất quần áo là nguyên nhân đặc biệt dẫn đến tàn phá rừng, khai thác đất đai quá đà và ô nhiễm không khí, đất và nước. Chưa kể những ảnh hưởng đến xã hội: hơn 60 triệu người làm việc trong và cho ngành công nghiệp thời trang, trong đó phần lớn sống ở các nước đang phát triển nơi các tiêu chuẩn quốc tế về lao động không phải lúc nào cũng được tuân thủ.

Hội thảo này có mục đích hiểu rõ hơn ngành công nghiệp thời trang. Trước hết là hiểu điều gì khiến các cá nhân mua quần áo và luôn mua nhiều quần áo hơn nữa trong khi tủ đồ của họ thường ở vào tình trạng đầy ắp. Tiếp đó, chúng tôi sẽ xem xét xem thời trang đã tiến hóa thành fast fashion như thế nào, điều này đặt ra nhiều vấn đề kinh tế (đóng cửa nhiều nhãn hiệu thời trang ở châu  u), môi trường và xã hội, vốn ngày càng được bàn luận nhiều trên khắp thế giới.

Chúng tôi cũng sẽ đề cập đến vấn đề thời trang đạo đức. Quả thực ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp, thường là quy mô nhỏ, đề xuất một nền thời trang ít phá hoại môi trường sống hơn. Nền thời trang này là thế nào? Nó ra đời ra sao? Nó được sản xuất như thế nào? Đặc trưng của nó là gì? Tiêu dùng thời trang một cách có trách nhiệm là gì?

Cuối cùng, chúng tôi sẽ đặt vấn đề về việc người tiêu dùng nên có ý thức đến mức nào về hậu quả phát sinh từ hành vi mua quần áo và đặc biệt là làm thế nào để đồng hành cùng người tiêu dùng để hướng đến một nền thời trang bền vững hơn. Quả thực, việc nhận thức này đóng vai trò căn bản để các cá nhân tiêu dùng có trách nhiệm hơn, giảm bớt tình trạng phá hủy môi trường sống.

image image image