Đại học Hoa Sen

Dự án “Nghiên cứu & áp dụng quy trình ủ phân bò thành phân vi sinh đạt chuẩn”

Dự án Học tập thông qua phục vụ cộng đồng “Nghiên cứu về ủ phân bò làm phân vi sinh đạt chuẩn sạch” do trung tâm Service-learning phối hợp thực hiện cùng với TS. Nguyễn Thanh Phong (Khoa Khoa học và Công nghệ), giảng viên phụ trách môn học “Các vấn đề môi trường toàn cầu”,  Hội Nông dân tỉnh Bến Tre và tổ chức Heifer International tại Việt Nam. Sinh viên tham gia dự án sẽ nghiên cứu và hướng dẫn cho các hộ nông dân tại Ba Tri (Bến Tre) giải pháp sử dụng nước thải từ chăn nuôi bò để làm phân vi sinh đạt chuẩn sạch. Thông qua hoạt động của dự án sinh viên áp dụng các kiến thức được học vào việc giải quyết các vấn đề bức thiết của cộng đồng, giúp các bạn năng cao năng lực và kỹ năng triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học và tiếp cận và làm việc tại cộng đồng.

Hình 1: Các bên tham gia dự án, gồm giảng viên và sinh viên trường Đại học Hoa Sen, trung tâm Service-learing, Hội Nông dân Bến Tre và Heifer International tại Việt Nam

Mục tiêu dự án

  • 02 hộ nông dân nuôi bò sữa được tham gia vào giai đoạn thí điểm có thể hiểu rõ về quy trình ủ phân bò thành phân vi sinh đạt chuẩn sạch trong quá trình tham gia cùng với các sinh viên; và có thể chia sẻ, hướng dẫn cho các hộ khác thực hiện nhằm tận dụng nguồn phân thải và chất thải có sẵn từ chăn nuôi.
  • 04 thành viên Ban quản lý dự án Phát triển Bò sữa tỉnh Bến Tre (gọi tắt là Dự án Bò sữa) và nhân viên thú y, nhân viên hỗ trợ cộng đồng và các hộ thuộc dự án hiểu về lợi ích và quy trình ủ phân bò thành phân vi sinh đạt chuẩn sạch;
  • Ban quản lý Dự án Bò sữa ở Bến Tre sẽ tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình, đến cuối năm 2017 ít nhất 200 hộ nuôi bò sữa được tập huấn và áp dụng quy trình ủ phân đạt chuẩn vệ sinh ở quy mô hộ gia đình thông qua đó các hộ có được sự thay đổi hành vi trong chăn nuôi theo hướng tái sử dụng nguồn phân và chất thải có sẵn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải trong chăn nuôi tại quy mô nông hộ. 

Đối tác cộng đồngHeifer International tại Việt Nam 

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Phong

Thời gian thực hiện dự ánTừ tháng 03/2017 đến tháng 06/2017

Công việc cụ thể của sinh viên khi tham gia dự án:

  • Lập kế hoạch và tham gia các hoạt động dự án.
  • Nghiên cứu, triển khai và kiểm tra quy trình ủ phân vi sinh.
  • Tập huấn bàn giao quy trình ủ phân vi sinhcho đối tác cộng đồng.

Lợi ích của sinh viên khi tham gia dự án:

  • Có được cơ hội học tập và nghiên cứu cũng như áp dụng lý thuyết vào môi trường và điều kiện thực tiễn;
  • Phát huy kỹ năng làm việc với cộng đồng, với một đối tượng cụ thể (nông dân) thông qua đó sinh viên được tăng vốn sống, kiến thức về một cộng đồng;
  • Có hơ hội phát huy và hoàn thiện các kỹ năng mềm như lãnh đạo, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề…;
  • Nhận thức về bảo vệ môi trường được nâng cao, từ đó có khả năng tự điều chỉnh hành vi, cuộc sống theo hướng nhân văn và thân thiện hơn với môi trường; 
  • Được cấp giấy chứng nhận của CSL sau khi kết thúc dự án. 

Danh sách sinh viên tham gia dự án:

STT

Họ Tên Sinh Viên

Ngành học

01

Cao Quốc Dũng

Khoa Khoa học và Công nghệ

02

Huỳnh Trọng Khánh

Khoa Khoa học và Công nghệ

03

Võ Thế Khương

Khoa Khoa học và Công nghệ

04

Pham Quốc Thắng

Khoa Khoa học và Công nghệ

05

Đặng Văn Thảo

Khoa Khoa học và Công nghệ

06

Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Khoa Khoa học và Công nghệ

07

Cao Khánh Ngọc

Khoa Khoa học và Công nghệ

08

Nguyễn ánh Tuyết

Khoa Khoa học và Công nghệ

09

Phạm Hữu Nhật Anh

Khoa Khoa học và Công nghệ

10

Nguyễn Hữu Sơn

Khoa Khoa học và Công nghệ

11

Nguyễn Huỳnh Ngọc Châu

Khoa Khoa học và Công nghệ

Hình ảnh dự án

 

Hình 2: Sinh viên trường Đại học Hoa Sen làm việc với hộ nông dân nuôi bò tại huyện Ba Tri, Bến Tre

Hình 3: Sinh viên trường Đại học Hoa Sen thực hiện khâu cuối cùng trong quy trình ủ phân: sàng lọc phân

Hình 4: Giảng viên và sinh viên trường Đại học Hoa Sen trong buổi tập huấn cho nông dân nuôi bò tại Ba Tri

Hình 5: Giảng viên và sinh viên trường Đại học Hoa Sen trong buổi tập huấn cho nông dân nuôi bò tại Ba Tri

Facebook Youtube Tiktok Zalo