Đại học Hoa Sen

Giới thiệu

Service-learning là gì?

Mô hình Service-learning (Học thông qua phục vụ cộng đồng, hay học trong cộng đồng) được định nghĩa là trải nghiệm giáo dục có tích lũy điểm tín chỉ học tập mà ở đó, sinh viên tham gia hoạt động có tổ chức nhằm phục vụ cộng đồng, đáp ứng nhu cầu đã được xác định của cộng đồng, nhờ đó có sự am hiểu hơn về nội dung môn học, phản hồi hoạt động phục vụ cộng đồng, qua đó có đánh giá bao quát hơn về chuyên ngành và gia tăng ý thức trách nhiệm công dân (Bringle & Hatcher, 1995).  

Ngoài ra, Service-learning còn được hiểu là cách học làm chủ và áp dụng kiến thức và kỹ năng học thuật trong tình huống thực tế, đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng (Groh et al., 2011).

Service-learning mang lại những lợi ích gì?

Những lợi ích của Service-learning với sinh viên có thể gồm phát huy sự chấp nhận tính đa dạng, trách nhiệm, sự tin cậy và quan tâm đến người khác (Melchior, 1999; Switzer, Simmons, Dew, Regalski, & Wang, 1995), phát triển tương tác và năng lực làm việc với đồng đội, các kỹ năng giao tiếp và lãnh đạo (Astin & Sax, 1998), nâng cao động lực học tập (Melchior, 1999; Shumer, 1997) và cải thiện thành quả học tập (Scales, Blyth, Berkas & Kielsmeier, 2000). Ngoài ra, những tác động của Service-learning đối với trường Đại học được Eyler và cộng sự (2001) nghiên cứu và chỉ ra gồm có: cải thiện sự hài lòng của sinh viên, tăng sự gắn bó của sinh viên đối với trường Đại học, cũng như phát triển các mối quan hệ giữa trường Đại học với cộng đồng.  

Giảng viên Đại học có tham gia giảng dạy các môn học Service-learning hay thực hiện dự án Service-learning có được lợi ích như phương pháp giảng dạy của họ trở nên đa dạng hơn và hỗ trợ các phong cách học tập khác nhau (McGoldrick & Ziegert, 2002), hiệu quả giảng dạy tăng cao hơn (Eyler & cộng sự, 2001), năng lực chuyên môn được nâng cao hơn và cơ hội phát triển nghiên cứu mở ra nhiều hơn (Willis, 2002). Cộng đồng đóng góp vào hoạt động Service-learning được hưởng lợi từ hoạt động phục vụ của sinh viên, hưởng lợi từ các đóng góp chuyên môn của giảng viên và tăng cường mối quan hệ với trường Đại học (Eyler & cộng sự, 2001).

Đối với cộng đồng, Service-learning mang lại các lợi ích như: có thêm nguồn nhân lực/sinh viên tài nguyên của cộng đồng để thúc đẩy các mục tiêu trước mắt hoặc lâu dài của cộng đồng. (Driscoll, et al, 1996), đại diện cộng đồng/các nhân viên của các tổ chức đóng vai trò quan trọng như là giáo viên của sinh viên (Eyler and Giles, 1999), vai trò “đồng giáo dục” và các đối tác cộng đồng tạo ra cơ hội quan trọng để chia sẻ công việc, tầm nhìn và mục đích của tổ chức với sinh viên, tạo ra tác động tích cực đến sinh viên khi họ phát triển nghề nghiệp và bản thân.

Mô hình Service-learning của trường Đại học Hoa Sen

Bên cạnh đó, trung tâm Service-Learning cũng hỗ trợ:

Các môn học Service-Learning của trường Đại học Hoa Sen

Môn học Service-learning: Bộ môn Giáo dục Khai phóng đang triển khai ba môn học Service-learning, gồm:

Điểm đặc biệt của các môn học Service-learning nằm ở chỗ: ít nhất 1/3 thời gian của môn học (khoảng 15 tiết), sinh viên sẽ ứng dụng kiến thức và kỹ năng học thuật tiếp thu được tại Đại học Hoa Sen vào việc hỗ trợ phát triển hay phục vụ nhu cầu cộng đồng tại một cộng đồng cụ thể (làng trẻ mồ côi, các trung tâm bảo trợ xã hội, các mái ấm, các doanh nghiệp khởi nghiệp…) để học từ các tình huống thực trong cuộc sống và phát triển kỹ năng lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, tương tác tích cực với con người và lãnh đạo nhóm. Sau đó, sinh viên sẽ chia sẻ kinh nghiệm với giảng viên và với nhau để rút ra những trải nghiệm làm hành trang cho sự nghiệp tương lai. 

Facebook Youtube Tiktok Zalo