Đại học Hoa Sen

Dự án Hợp tác Service-Learning quốc tế, phối hợp với Đại học Texas – Tyler

Các trẻ mồ côi của Làng trẻ em SOS TP.HCM (gọi tắt là Làng SOS) chủ yếu ở độ tuổi phát triển mạnh về thể chất và tinh thần và các kỹ năng sống nhằm chuẩn bị cho cuộc sống hòa nhập vào xã hội sau này. Trong các nhu cầu này, nổi bật là nhu cầu phát triển các kỹ năng giao tiếp, và kỹ năng khoa học – môi trường nhằm có thể sản xuất lương thực nuôi sống bản thân và gia đình.

Do vậy, chương trình hợp tác hợp tác quốc tế Service-Learning do Trung tâm Service-learning điều phối giới thiệu hai chương trình mà sinh viên hai trường Đại học Texas – Tyler và Hoa Sen sẽ phối hợp làm việc với Làng trẻ em SOS trong hai dự án: Hướng dẫn làm phân vi sinh từ các vật thải hữu cơ (gọi tắt là Nhóm Khoa học – Science Group) và Ứng dụng liệu pháp nghệ thuật (gọi tắt là Nhóm Giáo dục – Education Group).

Mục tiêu chung của dự án

  • Sinh viên Đại học Hoa Sen và Đại học UT-Tyler sẽ làm việc cùng nhau và cùng với trẻ em Làng SOS Gò Vấp để giúp các em những kỹ năng phát triển cá nhân bao gồm kỹ năng giao tiếp, nhận thức bản thân (trong hoạt động ứng dụng liệu pháp nghệ thuật) và kỹ năng áp dụng khoa học vào đời sống (trong việc làm phân vi sinh hữu cơ) tại Làng SOS.
  • Sinh viên Đại học Hoa Sen và Đại học UT-Tyler sẽ cùng thực hành các kỹ năng giao tiếp và kỹ năng chuyển đổi thông qua các hoạt động nhóm, làm việc với trẻ em và tổ chức các hoạt động khác (chương trình gala cuối dự án).
  • Sinh viên Đại học Hoa Sen và Đại học UT-Tyler sẽ học tập về thực tế của cộng đồng trẻ em thiệt thòi trong bối cảnh Việt Nam thông qua quá trình làm việc với trẻ em mồ côi Làng SOS, cùng chia sẻ các góc nhìn địa phương và quốc tế qua thảo luận và tương tác với nhau trong suốt dự án.

Mục tiêu cụ thể của dự án Ứng dụng liệu pháp nghệ thuật để dạy kỹ năng yêu quý bản thân cho trẻ em Làng SOS của nhóm Giáo dục:

  • Mục tiêu phục vụ cộng đồng
    • 20-30 trẻ từ 6-14 tuổi của Làng SOS (trẻ từ 9/20 nhà của Làng) được hướng dẫn cách thực hiện các liệp pháp nghệ thuật nhằm phát triển kỹ năng nhận biết và yêu quý bản thân. 
    • Giúp trẻ Làng SOS gia tăng khả năng diễn đạt, sáng tạo, năng động và tự tin hơn.
    • Giúp trẻ Làng SOS các kỹ năng tổ chức, giao lưu và thể hiện bản thân thông qua hoạt động Gala cuối dự án.
  • Mục tiêu học tập
    • 8 sinh viên UT-Tyler và 8 sinh viên Đại học Hoa Sen ham gia dự án được đào tạo và ứng dụng kỹ năng liệu pháp nghệ thuật cơ bản trong công việc với nhóm đối tượng dễ tổn thương và có khó khăn tâm lý nói chung, từ đó phát huy kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng lãnh đạo, hiểu biết về cộng đồng và mức độ thông minh cảm xúc.
    • Sinh viên được học hỏi về một cộng đồng đặc biệt, các vấn đề xã hội thông qua đó, và các kỹ năng thực hiện dự án hợp tác quốc tế.
    • Sinh viên học được cách làm việc nhóm, tương tác nhóm, tiếp cận với các vấn đề xã hội dưới góc nhìn toàn cầu thông qua tương tác với các sinh viên quốc tế.

Mục tiêu cụ thể dự án Dạy trẻ em làng SOS làm phân vi sinh hữu cơ của nhóm Khoa học:

  • Mục tiêu phục vụ cộng đồng:
    • Trẻ em từ 12 tuổi tại 11 nhà (trong số 20 nhà) của Làng SOS được hướng dẫn cách làm phân vi sinh hữu cơ thân thiện với môi trường để sử dụng cho vườn rau của mỗi nhà. Tiêu chí: nhà có vườn, và nhà muốn tham gia hoạt động này.
    • Tăng cường tương tác giữa các mẹ và trẻ trong từng gia đình nói riêng và trong Làng giúp gắn kết tình thương giữa các thành viên trong mỗi gia đình và trong toàn Làng SOS.
    • Hướng dẫn trẻ trồng rau sử dụng phân vi sinh hữu cơ, nhằm cung cấp rau xanh hàng ngày cho Làng SOS, đảm bảo một đời sống thể chất khỏe mạnh cho trẻ em, giúp làng SOS tiết kiệm được một khoản chi ngân sách thường xuyên cho rau và phân bón.
    • Sinh viên cùng với trẻ em của Làng SOS tổ chức buổi Gala cuối dự án nhằm giúp các trẻ em tăng cường khả năng giao lưu, tổ chức, và thể hiện các sản phẩm mình làm được.
    • Cung cấp qui trình làm phân cho làng trẻ SOS để tiếp tục sau khi dự án kết thúc.
    • Giáo dục và nâng cao kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ trong làng.
  • Mục tiêu học tập:
    • 11 sinh viên UT-Tyler và 11 sinh viên Đại học Hoa Sen được đào tạo và ứng dụng được kỹ thuật làm phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt và phế thải động vật.
    • Sinh viên được học cách làm việc và cách hướng dẫn cho nhóm đối tượng trẻ em thiệt thòi các nội dung khoa học và thực hành để làm phân vi sinh hữu cơ.
    • Sinh viên được trải nghiệm thực tế làm phân hữu cơ bằng rác và ứng dụng của nó.
    • Sinh viên được thực tập và rèn luyện kỹ năng tiếng Anh thông qua làm việc chung với SV quốc tế.
    • Sinh viên hình thành thói quen, định hướng hành vi ứng xử thân thiện với môi trường và tạo cảm hứng lan tỏa ra cộng đồng.
    • Sinh viên học được cách làm việc nhóm, tương tác nhóm, tiếp cận với các vấn đề xã hội dưới góc nhìn toàn cầu thông qua tương tác với các sinh viên quốc tế.

Thời gian thực hiện dự án: từ 05/2017 – 07/2017

Giảng viên hướng dẫn:

  • TS. Nguyễn Minh Anh (Đại học Hoa Sen)
  • TS. Nguyễn Thanh Phong (Đại học Hoa Sen)
  • TS. Robest Skerken (Đại học Texas -Tyler)
  • GS. Jesse Dobson (Đại học Texas -Tyler)

Quyền lợi sinh viên khi tham gia:

  • Được tham gia các lớp học Art Therapy, American Government và Ethics on Rhetoric với sinh viên UT-Tyler do TS. Nguyễn Minh Anh và các giảng viên trường UT-Tyler giảng dạy bằng tiếng Anh;
  • Được đào tạo và ứng dụng kỹ năng liệu pháp nghệ thuật cơ bản trong công việc với các nhóm đối tượng dễ tổn thương và có khó khăn tâm lý nói chung;
  • Được kết nối và làm việc cùng các sinh viên UT-Tyler trong buổi sinh hoạt liệu pháp nghệ thuật tại Làng SOS và tổ chức Gala cho trẻ em Làng SOS; 
  • Phát huy kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng viết kế hoạch hoạt động và thực hiện các phương pháp giảng dạy phong phú, đa dạng trong tổ chức và điều phối hoạt động với sinh viên quốc tế tại cộng đồng;
  • Có hiểu biết về cộng đồng yếu thế và có khả năng điều chỉnh cuộc sống theo hướng nhân văn và thiết thực hơn; 
  • Được cấp giấy chứng nhận của Trung tâm Service-Learning sau dự án.

Danh sách sinh viên tham gia

Nhóm “Khoa học”

STT

Họ Tên Sinh Viên

Ngành Học

01

Huỳnh Trung Việt

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

02

Hồ Dương Thúy Ngọc

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

03

Đặng Văn Thảo

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

04

Võ Sơn Thảo My

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

05

Nguyễn Huỳnh Ngọc Châu

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

06

Nguyễn Dương Tuấn Trung

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

07

Thu Huỳnh Đức

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

08

Ôn Thy Nhật Ân

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

09

Lê Vũ Trà My

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

10

Đỗ Khánh Minh

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

11

Dương Huỳnh Thanh Trúc

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường

Nhóm “Giáo dục”

STT

Họ Tên Sinh Viên

Ngành Học

01

Nguyễn Nhật Nam             

Ngôn ngữ Anh                        

02

Nguyễn Hồng Thúy Vy

Kinh doanh quốc tế

03

Phan Thị Cẩm Tiên

Kinh doanh quốc tế

04

Võ Hoàng Anh Thư

Ngôn ngữ Anh

05

Bùi Lâm Tố Như

Ngôn ngữ Anh

06

Dương Phương Thảo

Quản trị Du lịch

07

Phạm Thụy Ý Nhi

Ngôn ngữ Anh

08

Đặng Thị Minh Anh

Quản Trị Kinh Doanh

Hình ảnh dự án

Hình 1: TS. Nguyễn Thanh Phong hướng dẫn quy trình ủ phân vi sinh từ rác thải hộ gia đình cho nhóm Khoa học

Hình 2: Nhóm Khoa học chuẩn bị ủ phân tại tràng Trẻ em SOS TP.HCM

Hình 3: Nhóm Khoa học chuẩn bị ủ phân tại tràng Trẻ em SOS TP.HCM

Hình 4: Trẻ em Làng SOS tham gia hoạt động liệu pháp nghệ thuật với nhóm Giáo dục

Hình 5: Trẻ em Làng SOS tham gia hoạt động liệu pháp nghệ thuật với nhóm Giáo dục

Hình 6: Trẻ em Làng SOS tham gia hoạt động liệu pháp nghệ thuật với nhóm Giáo dục

Hình 7: Sản phẩm tạo hình của trẻ em Làng SOS đã thực hiện cùng với nhóm Giáo dục

Hình 8: Sinh viên HSU và Texas Tyler nhận giấy chứng nhận tham gia dự án trong buổi tổng kết cùng với các trẻ em Làng SOS TP.HCM

Facebook Youtube Tiktok Zalo